Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
NHÌN LẠI QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRUNG TÂM Y TẾ Ở CẤP HUYỆN CỦA CAO BẰNG CÁCH ĐÂY GẦN 30 NĂM
Lượt xem: 6030
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Đề án số 12-ĐA/TU ngày 08/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh, Sở Y tế đang khẩn trương, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tổ chức, triển khai thực hiện việc hợp nhất Trung tâm y tế (TTYT), Bệnh viện đa khoa (BVĐK) và Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) 12 huyện và Thành phố Cao Bằng để thành lập TTYT tại 12 huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh và Thành phố Cao Bằng; TTYT được thành lập theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh là TTYT đa chức năng, bao gồm y tếdự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng do có sự hợp nhất từ TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ hiện có trên địa bàn cấp huyện.
Quá trình chuẩn bị tổ chức, thực hiện hợp nhất TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ 12 huyện và Thành phố Cao Bằng (TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện) được công chức, viên chức và người lao động làm việc trong ngành y tế, nhất là tại TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện (đối tượng chịu tác động của hợp nhất) hết sức quan tâm. Trong dòng chảy đầy niềm tin khi hợp nhất TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ thành TTYT sẽ tiếp tục phát huy có hiệu quản việc quản lý, sử dụng các nguồn lực y tế (kinh tế và tài chính y tế, nhân lực y tế, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị y tế, thông tin y tế) trên địa bàn huyện, hình thành TTYT đa chức năng “có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt độnghiệu lực, hiệu quả” theo Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 và chủ động phương án, kế hoạch trong thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ y tế để khi đến năm 2021 có thể cân đối 35% số thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ y tế (sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ) dành cho việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018; đội ngũ công chức, viên chức và người lao động công tác tại TTYT ở cấp huyện với lòng khát vọng và cháy bỏng được cống hiến cho sự nghiệp y tế sẽ vượt qua những băn khoăn, suy nghĩ ban đầu do có sự sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, qua đó phát huy tinh thần đoàn kết, sớm hoàn thành việc thực hiện thành lập TTYT theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ y tế và dân số có chất lượng cho nhân dân, nhất là nhân dân trên địa bàn huyện và thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Dẫu vậy, trước sự sống động của thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng quá trình hội nhập và phát triển nên khi mới đi vào hoạt động, TTYT được thành lập theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh chắc sẽ không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, bên cạnh đó còn có sự tác động của mô hình bệnh tật đang có sự thay đổi do gia tăng nhanh chóng các bệnh không lây nhiễm, nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về nâng cao chất lượng dịch vụ y tế của nhân dân, áp lực của việc tự chủ tài chính trong khám bệnh, chữa bệnh, quản lý chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế...nếu công chức, viên chức và người lao động làm việc tại TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ, nhất là công chức, viên chức đang giữ chức vụ quản lý không vững niềm tin và không vượt qua được những băn khoăn, suy nghĩ về quá trình hợp nhất, đặc biệt là có sự thay đổi vị trí công tác, chức vụ quản lý, điều hành do yêu cầu của công tác tổ chức cán bộ khi thực hiện hợp nhất sẽ làm cho quá trình vận hành của TTYT theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh khó đạt được mục tiêu ngay từ đầu.
Từ cách tiếp cận dưới góc độ nhìn lại quá trình thành lập TTYT ở cấp huyện của tỉnh Cao Bằng cách đây 30 năm thông qua các tài liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng, Ban Biên tập trang Thông tin điện tử Sở Y tế đưa ra những thông tin quý báu nhằm góp phần chia sẻ, động viên, giúp cho công chức, viên chức và người lao động công tác tại TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ thực hiện hợp nhất với lòng tâm huyết, đầy hoài bão, trăn trở với sự nghiệp y tế và công tác dân số trân trọng sự đóng góp của các thế hệ đi trước, vững tin, đồng lòng, đồng sức, tăng cường đoàn kết, nỗ lực cố gắng, vượt qua khó khăn, luôn đồng thuận, chia sẻ với Sở Y tế trong việc bố trí, sắp xếp công tác cán bộ đối với TTYT thành lập theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh; qua đó đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ y tế và dân số, những dịch vụ thiết yếu do TTYT thực hiện có tác động trực tiếp hằng ngày, hằng giờ đến nhân dân trên địa bàn huyện không bị gián đoạn, ảnh hưởng vì lý do hợp nhất.
Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ XX, kinh tế đất nước ta vô cùng khó khăn; trên cơ phân tích, đánh giá nguyên nhân của tình hình khó khăn kinh tế, tại Đại hội VI (tháng 12 năm 1986), Đảng ta đã quyết định đổi mới toàn diện đất nước; chuyển đổi từ hoạt động nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt ra cho hệ thống tổ chức bộ máy y tế, nhất là tổ chức y tế cấp huyện, nơi gần nhân dân và cũng là nơi nhân dân sử dụng nhiều dịch vụ y tế nhất phải có những thay đổi về tổ chức bộ máy cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Trước trước khi có Nghị định số 01/1998/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương, mô hình tổ chức và hoạt động y tế ở cấp huyện được tổ chức và hoạt động cơ bản theo Nghị quyết số 15/CP ngày 14/01/1975 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) và Thông tư số 42/BYT/TT ngày 06/11/1976 của Bộ Y tế; ở cấp huyện lúc có: phòng y tế và các cơ sở chuyên môn, kỹ thuật trực thuộc: đội vệ sinh phòng dịch và chống sốt rét, đội y tế lưu động, đội đặt vòng - sinh đẻ có kế hoạch, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) huyện, Phòng khám đa khoa khu vực (PKĐKKV), nhà hộ sinh khu vực; Phòng y tế chịu sự chỉ đạo về mọi mặt của UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Sở Y tế về chuyên môn, nghiệp vụ.
Đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, năm 1988, Bộ Y tế đã có Công văn số 1947/TC ngày 19/4/1988 và Công văn số 2521/TC ngày 25/5/1988 để hướng dẫn sắp xếp lại tổ chức bộ máy y tế địa phương, trong đó có y tế tuyến huyện; tại Công văn số 1947/TC ngày 19/4/1988. Bộ Y tế nêu rõ: “để thống nhất quản lý, điều hành mọi hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ y tế trên địa bàn huyện, thị; quản lý và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, vật tư, kinh tế...nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ sức khỏe nhân dân nên hợp nhất các tổ chức sự nghiệp y tế hiện có của huyện, thị (đội vệ sinh phòng dịch và chống sốt rét, đội y tế lưu động, đội sinh đẻ có kế hoạch, BVĐK, PKĐKKV, nhà hộ sinh khu vực...) thành một tổ chức thống nhất lấy tên là TTYT huyện, thị. TTYT huyện, thị là một tổ chức chuyên môn, kỹ thuật, một đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp về mọi mặt của UBND huyện, thị và chịu sự chi đạo về chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ theo hệ thống ngành dọc của y tế tuyến tỉnh, thành phố”.
Những năm đầu của đổi mới, ngành y tế Cao Bằng gặp rất nhiều khó khăn do cơ chế kế hoạch hóa tập trung cần xoá bỏ và cơ chế mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hình thành, các cơ sở y tế trong đó có cơ sở y tế cấp huyện lâm vào tình trạng thiếu trầm trọng kinh phí duy trì hoạt động, ngân sách Nhà nước dành cho y tế chỉ đủ để duy trì và vận hành bộ máy hoạt động của các cơ sở y tế, đời sống của người làm công tác y tế gặp nhiều khó khăn; Báo cáo công tác điều trị ngành y tế Cao Bằng 1988 – 1990 nêu: “Những năm qua sự thật là những năm đầy khó khăn gian khổ đối với ngành y tế, nhất là năm 1989. Ngành chưa có kinh nghiệm chỉ đạo trong việc chuyển tiếp giữa xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh”, còn Báo cáo số 153/YT-NV ngày 18/12/1989 về tình hình hoạt động năm 1989 thì đánh giá: “Năm 1989 hoạt động y tế có phần giảm sút là do: yếu tố kinh tế xã hội hàng ngày tác động đến tư tưởng, tình cảm người cán bộ y tế; lương cán bộ y tế thấp kém lại không kịp thời tiền lương không đáp ứng giá cả hiện tại”.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế trong những năm đầu của đổi mới, nhiều quy định về tổ chức bộ máy y tế còn thiếu và chưa hoàn thiện nhưng những người làm công tác y tế của Cao Bằng khi đó đứng trước yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 1947/TC ngày 19/4/1988 và Công văn số 2521/TC ngày 25/5/1988 (dù 02 văn bản chưa có tính pháp lý cao) đã tích cực, chủ động tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh và cùng UBND các huyện, thị tiến hành hợp nhất các tổ chức y tế có trên địa bàn huyện (đội vệ sinh phòng dịch và chống sốt rét, đội sinh đẻ có kế hoạch, bệnh viện bệnh, PKĐKKV, nhà hộ sinh khu vực) thành một tổ chức thống nhất có tên là TTYT để thực hiện chức năng y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh; qua đó không chỉ đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của quá trình đổi mới mà còn sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, vật tư, kinh tế...nâng cao hiệu quả phục vụ sức khỏe nhân dân.
Việc tích cực, chủ động và đầy quyết tâm trong tổ chức, thực hiện mô hình TTYT tuyến huyện mới có lần đầu ở nước ta khi này của y tế Cao Bằng bên cạnh do yêu cầu, đòi hỏi của quá trình đổi mới còn xuất phát từ trong sâu thẳm ý thức đầy trách nhiệm, sự trăn trở và mong mỏi mô hình TTYT tuyến huyện khi được thành lập sẽ tập trung được các nguồn lực về y tế có trên địa bàn huyện để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, khắc phục được hạn chế trong quá trình tổ chức, thực hiện Nghị quyết số 15/CP ngày 14/01/1975 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư số 42/BYT/TT ngày 06/11/1976 của Bộ Y tế ở Cao Bằng như Báo cáo số 367/YT/TC ngày 10/6/1985 của Sở Y tế Cao Bằng tổng kết thực hiện Nghị quyết 15/CP nêu: “về khuyết điểm: Tỉnh ta chưa tổ chức được Hội nghị chuyên đề thực hiện cải tiến y tế địa phương theo Nghị quyết 05/CP và Thông tư 42/BYT/TT của Bộ Y tế. Nên nghị quyết này không được cấp ủy, chính quyền và toàn ngành quán triệt một cách đầy đủ, trong quá trình thực hiện không nắm được chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mới”.
Chương trình số 70 ngày 04/7/1989 của Sở Y tế củng cố y tế xã, phường, huyện, thị để thực hiện 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu đã xác định “kiện toàn củng cố tăng cường tổ chức y tế trên địa bàn huyện thị và cơ sở y tế xã, phường đây là chương trình số một của ngành, nó đóng vai trò quyết định trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu”“tập trung xây dựng kiện toàn tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện theo mô hình trung tâm y tế huyện, thị như Bộ Y tế hướng dẫn. Đây là mô hình tổ chức hoàn toàn mới đối với tỉnh ta, đó là hợp nhất các tổ chức sự nghiệp y tế hiện có của huyện, thị: Đội Vệ sinh phòng dịch – Sốt rét – sinh đẻ có kế hoạch, đội y tế lưu động, bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh…) thành một tổ chức thống nhất lấy tên là trung tâm y tế huyện, thị”.
Thực tế cho thấy dù chưa có cơ sở pháp lý và lần đầu mới tổ chức thực hiện mô hình TTYT nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh ủy và UBND tỉnh, sự phối hợp, quyết tâm của UBND các huyện, thị và các cơ quan liên quan cùng với nỗ lực của Sở Y tế, nhất là sự đồng thuận, thống nhất trong tư tưởng, nhận thức và hành động của những người đang công tác y tế tại các tổ chức sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện, thị khi đó, đặc biệt là lãnh đạo của các tổ chức sự nghiệp y tế trên địa bàn huyện, thị đã gương mẫu, chấp nhận nhiều thiệt thòi cho bản thân khi TTYT được thành lập phải bố trí, sắp xếp lại vị trí, chức danh quản lý, điều hành; nhờ đó, từ mô hình TTYT được thí điểm ban đầu tại hai huyện Hòa An và Trùng Khánh (1989 – 1990), sau đó là Bảo Lạc và Thạch An năm 1991, rồi được triển khai trong toàn tỉnh đều đạt được sự thống nhất, đồng thuận cao; đến năm 1994, Cao Bằng đã thành lập xong TTYT tại các huyện, thị; năm 1995, UBND tỉnh quyết định chuyển TTYT do UBND các huyện, thị quản lý cho Sở Y tế trực tiếp quản lý; sau đó, đến năm 1998, Chính phủ mới có Nghị định số 01/1998/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức y tế địa phương, Bộ Y tế và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) có Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-BYT-BTCCBCP hướng dẫn thực hiện Nghị định số 01/1998/NĐ-CP, lúc này cơ sở pháp lý về TTYT cấp huyện mới chính thức được khẳng định và được tổ chức thống nhất tại cấp huyện trong cả nước; TTYT được xác định là tổ chức thuộc Sở Y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Sở Y tế về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực y tế; chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch phát triển y tế của huyện. Thành công trong việc thành lập TTYT ở cấp huyện gần 30 năm về trước của Cao Bằng trong bối cảnh lần đầu tiên ở nước ta thực hiện mô hình TYTT do hợp nhất các tổ chức sự nghiệp y tế đang có của huyện, thị, cơ sở pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn TTYT chưa có, đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, tác động và ảnh hưởng nền kinh tế kế hoạch đến hoạt động của ngành y tế còn mạnh mẽ cho đến hôm nay vẫn mang đầy giá trị để Sở Y tế học tập, vận dụng cho quá trình tổ chức thực hiện hợp nhất TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ tại 12 huyện và Thành phố Cao Bằng để thành lập TTYT tại 12 huyện và Thành phố Cao Bằng theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh, đảm bảo TTYT đa chức năng sau khi được thành lập tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển, thực hiệu tốt việc cung cấp các dịch vụ y tế và dân số có chất lượng cho nhân dân.
Dẫu biết rằng để phù hợp với quá trình phát triển, ngày hôm nay Sở Y tế không thể đem những cách thức, biện pháp, công việc của gần 30 năm về trước mà các thế hệ tiền nhiệm đã tổ chức, triển khai khi thực hiện thành công mô hình TTYT lần đầu tiên có ở nước ta tại Cao Bằng để áp dụng thực hiện hợp nhất TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ thành TTYT đa chức năng bao gồm y tếdự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh; bởi lẽ, sau hơn 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đất nước đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sửtrên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, cùng với đó công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân và công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình cũng đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hệ thống chính sách, pháp luật về y tế trong đó có tổ chức bộ máy y tế ngày càng được hoàn thiện; việc hợp nhất TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ để thành lập TTYT theo Đề án số 12-ĐA/TU ngày 08/11/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh ở Cao Bằng hôm nay có rất nhiều thuận lợi, hội tụ đủ các yếu tố cần và đảm bảo cho TTYT đa chức năng có thể sớm đi vào hoạt động, vấn đề đặt ra để TTYT thành lập theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh có được sự vận hành thống nhất, thông suốt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra là ở chỗ mỗi công chức, viên chức và người lao động của TTYT, BVĐK và Trung tâm Dân số - KHHGĐ chịu tác động của hợp nhất vượt qua được băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở từ trong sâu thẳm của chính mình, luôn chia sẻ và đồng thuận cùng Sở Y tế trong công tác tổ chức cán bộ của TTYT theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh; luôn vững tin và thắp sáng trong mình dù ở vị trí, cương vị công tác nào của TTYT theo Quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 31/01/2019 của UBND tỉnh cũng là để công hiến cho sự nghiệp y tế và công tác dân số tỉnh Cao Bằng, để tiếp tục góp phần đưa sự nghiệp y tế và công tác dân số tỉnh Cao Bằng đáp ứng đỏi hỏi và yêu cầu trong tình hình mới theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Trích Báo cáo số 367/YT/TC ngày 10/6/1985 của Sở Y tế Cao Bằng tổng kết
thực hiện Nghị quyết 15/CP (tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)
Tờ trình số 61/YT-TC ngày 12/4/1989 của SYT đề nghị xây dựng điểm tổ chức TTYT huyện
tại Hòa An và Trùng Khánh (tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)
Trích Chương trình số 70 ngày 04/7/1989 của Sở Y tế xác định trong năm 1989 – 1990 tập trung xây dựng
kiện toàn bộ máy tổ chức y tế huyện thị theo mô hình TTYT (tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)

Trích Công văn số 96/YT-TC ngày 20/9/1989 của Sở Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ
của TTYT huyện
(tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)
Công văn số 94/YT-TC ngày 15/7/1990 của SYT gửi Phòng Y tế các huyện, thị
và Phòng Y tế các huyện Bảo Lạc, Thạch An đề nghị xây dựng TTYT huyện

tại Bảo Lạc và Thạch An (tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)
Quyết định số 67/UB-QĐ-TC ngày 30/3/1991 của UBND huyện Bảo Lạc
thành lập TTYT Bảo Lạc
(tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)
Quyết định số 253/UB-QĐ-TC ngày 15/10/1994 của UBND huyện Thông Nông
thành lập TTYT huyện Thông Nông (tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)
Trích báo cáo số 56/YT-TC ngày 17/11/1994 của Sở Y tế kết quả thực hiện mô hình TTYT
(tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)
Quyết định số 09 UB/QĐ-TC ngày 07/01/1994 của UBND tỉnh chuyển giao TTYT Bảo Lạc
và TTYT Thạch An cho Sở Y tế (tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)



Quyết định số 433 UB/QĐ-TC ngày 23/4/1995 của UBND tỉnh Cao Bằng
tiếp tục chuyển giao TTYT
từ UBND các huyện, thị về trực thuộc Sở Y tế
(tư liệu lưu trữ của Sở Y tế Cao Bằng)

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang