Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Bệnh Dại và các biện pháp phòng chống
Lượt xem: 112
Người mắc bệnh Dại chủ yếu do chó, mèo, chuột mang mầm bệnh truyền sang người qua vết cắn, vết cào cấu hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nước dãi của con vật mang bệnh. Hiện nay, Bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi đã lên cơn Dại sẽ tử vong, mặc dù y học đã có vắc xin phòng dại nhưng bệnh Dại vẫn là mối lo ngại cho sức khỏe cộng đồng.
anh tin bai

Tiêm vắc xin phòng dại cho người dân tại Phòng Tiêm Safpo - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.

 

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do vi rút dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ tử vong cao. Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo).

Từ đầu năm 2024 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, thành phố tại 16/63 tỉnh và đã có 27 ca tử vong do bệnh dại trên người, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Trong Miền Trung ghi nhận số ca bệnh dại gia tăng đột biến, hiện đang cao nhất trên cả nước (09 ca). Khu vực Tây Nguyên và miền Nam vẫn tiếp tục gia tăng (Đắk Lắk 4 ca, Long An 3 ca). Đặc biệt Khu vực Tây Nguyên vẫn là điểm nóng về bệnh dại hiện nay.

Tại Cao Bằng theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng, từ đầu năm 2024 đến nay, đã có trên 700 người bị chó nghi dại cắn đến tiêm phòng tại Phòng tiêm Sapo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do bệnh dại. Hiện nay, một số người dân khi bị chó, mèo cắn vẫn còn chủ quan không đi tiêm vắc xin để phòng bệnh Dại.

Bệnh Dại có rất nhiều biểu hiện, thời gian phát bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung ương như: đầu, mặt, cổ, vết thương càng nặng thì thời gian phát bệnh càng nhanh, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng. Trước khi phát bệnh từ 2 đến 4 ngày người bệnh có cảm giác đau nhức vết cắn, sưng tấy và kèm theo một số dấu hiệu như: bồn chồn, nóng nảy, cáu giận, la hét vô cớ, không kiềm chế được bản thân, có những hành động dữ dằn, bất thường. Sau đó người bệnh lên cơn co giật, co cứng toàn thân, sợ nước, sợ ánh sáng, giãn đồng tử... dần dần dẫn đến tử vong trong khoảng từ 4 - 10 ngày.

Bệnh Dại là bệnh gây ra bởi một loại vi rút, người mắc bệnh dại chủ yếu là do chó, mèo, dơi, chuột mang mầm bệnh truyền sang người qua các vết cắn, vết cào, vết xước hay do tiếp xúc trực tiếp với nước dãi từ chó, mèo, liếm lên da bị trầy xước, da bị tổn thương trước đó. Triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn ý thức, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, dãn đồng tử… sau đó lên cơn co giật dẫn đến tử vong.

Vì vây, khi người bị chó, mèo cắn trước tiên cần phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đồng thời đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh Dại.

Cách sơ cứu vết thương khi bị chó mèo cắn, phân loại mức độ vết thương để theo dõi.

Người bị chó, mèo cắn cần phải rửa vết thương bằng cồn y tế, xà phòng dưới vòi nước chảy, không được nặn máu, bôi các loại dầu cao vào vết cắn...

Phân loại mức độ vết cắn theo quy định của Bộ Y tế hướng dẫn Ban hành.

Khi bị chó, mèo dại hoặc nghi dại cắn, bệnh nhân cần được tiêm vắc xin phòng Dại sớm trong vòng 2 ngày. Vắc xin phòng dại có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đặc hiệu để trung hoà vi rút dại, làm cho vi rút dại không còn khả năng gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể con người. Tiêm vắc xin dại là biện pháp duy nhất để phòng bệnh có hiệu quả nhất.

Khi tiêm vắc xin phòng Dại cần phải tiêm đủ liều theo chỉ định của bác sĩ, tiêm đủ 5 mũi tiêm. Ngoài ra trong thời gian tiêm tránh làm việc quá sức, không uống rượu, bia, tránh dùng các chất kích thích, không sử dụng thuốc làm giảm miễn dịch trong khi tiêm và 6 tháng sau tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.

2. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo.

3. Khi bị chó, mèo cắn cần: Rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

4. Truyền thông, hướng dẫn cho trẻ em cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo cắn.

Để phòng bệnh Dại một cách hiệu quả, mọi người, mọi gia đình cần hạn chế nuôi chó, nếu nuôi chó cần phải xích, nhốt hoặc mang rọ mõm khi ra đường, cần tiêm phòng Dại cho chó, mèo. Khi người nghi bị súc vật mắc dại cắn, cần phải xử lý ngay vết thương bằng xà phòng 20% rồi rửa bằng nước sạch và đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm vắc xin phòng Dại kịp thời.

 

Ngọc Anh

 

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang