Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, sưu tầm, kế thừa, bảo tồn và phát triển Đông y và Hội Đông y, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 63
Ngày 14/10/2013, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Báo cáo số 256-BC/TU sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 04/7/2008 của Ban Bí thư Trung ương (Chỉ thị số 24-CT/TW) về phát triển nền Đông y Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Báo cáo sơ kết đã đánh giá: sau khi Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 24-CT/TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Kế hoạch số 82-KH/TU ngày 07/11/2008 và Kế hoạch số 93-KH/TU ngày 13/3/2009 để chỉ đạo, nghiên cứu, quán triệt, phổ biến, tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW đến các huyện ủy, thành ủy và các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh. Sau 5 năm tổ chức triển khai, thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh tiếp tục nhận thức rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng, xác định y học cổ truyền có vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; thường xuyên nêu cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo đối với việc phát triển Đông y và Hội Đông y. Ngành y tế và Hội Đông y tỉnh đã tích cực tham mưu, đề xuất việc xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực y dược học cổ truyền, quan tâm cung cấp tài liệu, bổ sung kiến thức về y dược học cổ truyền cho các lương y, lương dược. Đến nay tại tuyến tỉnh có Bệnh viện Y học cổ truyền là bệnh viên chuyên khoa hạng II với 150 giường bệnh; Bệnh viện đa khoa tỉnh có 350 giường bệnh, trong đó Khoa y học cổ truyền với 18 giường bệnh nội trú; bệnh viện đa khoa các huyện và Thành phố, Bệnh viện Tĩnh Túc đã có khoa y học cổ truyền hoặc tổ y học cổ truyền lồng ghép với khoa Nội- Nhi; trong 199 trạm y tế xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh thì có 96/199 trạm y tế có triển khai khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Mạng lưới Hội Đông y của tỉnh được hình thành ở 3 cấp, gồm Hội Đông y tỉnh, Hội Đông y 13 huyện, thành phố và 190/199 Hội Đông y xã, phường, thị trấn... do đó, công tác chẩn trị bằng y, dược cổ truyền trong ngành y tế và Hội Đồng y trong tỉnh tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Tuy nhiên, bên cạnh đó một số ít cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác phát triển Đông y và Hội Đông y; nhân dân chưa thực sự quan tâm đến việc bảo vệ, nuôi trồng và phát triển dược liệu trên địa bàn; Hội Đông y cơ sở chưa phát huy được tính chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động về phát triển phong trào y, dược cổ truyền theo từng địa phương. Chưa chú ý đến việc phát triển và bảo vệ những cây thuốc quý, những bài thuốc độc đáo của từng địa phương. Chưa có đủ nhân lực cán bộ y tế đảm nhiệm điều trị bằng y, dược cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở; cơ chế chính sách về công tác đông y chưa đảm bảo nhất là cơ chế quản lý đối với dược liệu. Phong trào đông y ở cơ sở chưa mạnh, chủ yếu phát triển tự phát. Sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước nhà nước chưa đồng đều, chưa thường xuyên. Do có sự luân chuyển cán bộ y tế (đi học nâng cao trình độ, luân chuyển công tác...) nên công tác Hội Đông y ở cơ sở có xáo trộn, hoạt động của Hội ở tuyến cơ sở gặp nhiều khó khăn.

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này, Báo cáo số 256-BC/TU sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương đã đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chính trong thời gian tới như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, sưu tầm, kế thừa, bảo tồn và phát triển Đông y và Hội Đông y, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh; hoàn thiện hệ thống tổ chức chuyên ngành đông y từ tỉnh đến cơ sở, thực hiện “Chính sách quốc gia về y dược cổ truyền đến năm 2020”; tăng cường củng cố tổ chức, bộ máy Hội Đông y, phát triển hội viên, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ lương y, lương dược trên địa bàn.

- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 24-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương tới mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; nâng cao vai trò và tính tích cực, chủ động của Hội Đông y trong việc vận động, tập hợp, đoàn kết giáo dục hội viên và đội ngũ lương y cống hiến tài năng và kinh nghiệm trong công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn; phối hợp với ngành y tế làm tốt công tác kế thừa, phát huy, phát triển đông y, kết hợp đông y với tây y.

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống khám bệnh, chữa bệnh bằng đông y và quản lý nhà nước về đông y, đông dược từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh công tác xã hội hoá về công tác đông y trên địa bàn.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định khuyến khích đồng bào các dân tộc cống hiến bài thuốc hay, những cây thuốc quý và kinh nghiệm trong phòng bệnh, chữa bệnh.

- Có kế hoạch tổng thể quy hoạch vùng dược liệu tự nhiên, xây dựng chính sách bảo tồn, chế biến dược liệu và phát triển vùng chuyên trồng dược liệu phục vụ khám chữa bệnh và xuất khẩu... Có kế hoạch ngăn chặn khai thách dược liệu theo kiểu tận thu, hủy diệt bán sang nước ngoài.



ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang