Hàng năm vào thời điểm mùa hè, thời tiết nóng ẩm là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát sinh và phát triển, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, bệnh do muỗi truyền như bệnh tiêu chảy do vi rút Rota, tay chân miệng, lỵ, thương hàn, sởi, cúm, sốt xuất huyết, viêm não do vi rút, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản... thường có số mắc cao và có thể bùng phát thành dịch lớn. Do đó, công tác phòng, chống các bệnh truyền nhiễm cần quyết liệt, nghiêm túc, không để dịch chồng dịch.
Trẻ bị viêm đường hô hấp đến khám tại Phòng khám Nhi - BVĐK tỉnh
Thời gian gần đây thời tiết nóng, ẩm thất thường, độ
ẩm không khí cao,
nhiều người mắc triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm như: cúm, bệnh đường hô
hấp, sởi, tiêu chảy... Theo thống kê, mỗi ngày Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận khoảng 40 - 50
trường hợp bệnh
nhân đến khám với các dấu hiệu của các bệnh nhiễm khuẩn, vi rút. Trong đó, trên 60% mắc bệnh liên quan đến đường
hô hấp, chủ yếu là viêm họng, phế quản, tiểu phế quản, phổi...
Thạc sĩ, bác sĩ Đào Thị Hồng Diên - Phó trưởng khoa khám bệnh,
Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Thời tiết giao mùa, khí hậu thay đổi, nóng
ẩm thất thường, chính vì vậy trẻ em mắc bệnh nhiều hơn, đặc biệt là bệnh lý về
viêm đường hô hấp, viêm mũi, bệnh đường tiêu hóa. Thời gian này số lượng trẻ em
vào viện gia tăng. Để phòng tránh các bệnh trong thời điểm thời tiết giao mùa
và mùa hè các bậc cha, mẹ phải thường xuyên vệ sinh mũi họng cho con. Khi trẻ
có những dấu hiệu như: sốt cao, nôn bất thường thì cần phải đưa đến bệnh viện
hoặc cơ sở y tế để được khám và điều trị trị kịp thời.
Tại
Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hiện tại có trên 70 trẻ đang điều
trị nội trú, chủ yếu mắc bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, chiếm trên
60%. Hằng ngày
người nhà bệnh nhân được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn cách chăm sóc trẻ
đúng cách, khoa học.
Chị Nguyễn Thị Việt Anh - Tổ 4,
phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng cho biết: Bé nhà em bị viêm phế quản phải nhập viện . Sau khi được các bác sĩ
điều trị và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ, 1, 2 ngày sau sức khỏe cháu đã trở lại
bình thường không còn sốt, khó thở nữa.
Để
phòng bệnh hiệu quả cho bản thân và các thành viên trong gia đình, các chuyên
gia y tế cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là người dân chủ động phòng, chống
dịch bệnh bằng các biện pháp cho con em mình tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo
chương trình tiêm chủng mở rộng và nếu có điều kiện có thể tiêm thêm một số
loại vắc xin theo dịch vụ như: cúm, viêm não Nhật Bản, viêm não mô cầu; giữ vệ sinh cho trẻ để loại trừ các
tác nhân gây dị ứng hoặc nguồn bệnh khi cầm nắm đồ chơi bẩn; cho bé ăn uống đủ
chất, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin C, kẽm, nhóm chất betaglucan..., giúp
trẻ tăng cường thể chất, sức đề kháng nhằm đẩy lùi bệnh tật.
Theo
thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh ghi nhận 107 ca mắc bệnh do Adeno vi rút, 1.634 ca mắc cúm thường, 165 ca Lỵ trực trùng, 369 ca mắc thủy đậu, 1.634 ca mắc tiêu chảy, viêm gan vi
rút khác 12 ca, 8 ca mắc quai bị... Tất cả các trường hợp mắc
bệnh đều được phát hiện, điều trị và xử lý kịp thời, không có ca tử vong.
Để chủ động phòng, chống các
bệnh truyền nhiễm, không để bùng phát dịch, ngày 18/7/2024, Sở Y tế đã ban hành Công văn số
3141/SYT-NV chỉ
đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống dịch mùa hè. Theo
đó, Sở Y tế đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố: Tăng cường giám sát, đặc biệt các ổ dịch cũ (tay chân miệng, tiêu chảy, viêm não nhật bản…), phát hiện sớm các trường hợp
mắc bệnh truyền nhiễm, các ổ
dịch tại cộng đồng. Thực hiện cách ly, khoanh vùng, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan, bùng phát trong
cộng đồng.
Phối hợp, hướng dẫn các cơ sở giáo dục định kỳ
vệ sinh môi trường ngoại cảnh cũng như trong lớp học,
các biện pháp phòng, chống
dịch bệnh, triệu chứng của các bệnh thường gặp vào mùa hè để khi phát hiện các triệu chứng kịp thời đưa trẻ đến cơ sở
y tế để được khám, chẩn đoán, điều trị.
Tăng cường công tác tiêm chủng cho các đối
tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng đảm bảo an
toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm chủng vắc
xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ
mũi; vận động các gia đình đưa
trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch và khuyến khích việc tiêm vắc xin
phòng bệnh đối với phụ nữ mang thai.
Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ, tổ
chức các chiến dịch tuyên truyền
vệ sinh cá nhân và nơi sinh hoạt, tuyên truyền về các biện
pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè. Rà soát, đảm bảo sẵn sàng công tác hậu cần,
thuốc, thiết bị y tế đáp ứng yêu
cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.
Bệnh
viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa các huyện: Hà Quảng, Quảng Hoà, Trùng Khánh, Bệnh viện Tĩnh Túc
phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh
tật, Trung tâm Y tế huyện, thành phố
giám sát các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh truyền nhiễm tại cơ sở y tế, đảm
bảo phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý
triệt để dịch bệnh tại cơ sở y tế. Đảm bảo tổ chức tốt thu dung, cách ly, điều trị tích cực, hạn chế đến
mức thấp nhất các trường hợp
biến chứng nặng, tử vong; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân, các biện pháp kiểm
soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh và cung cấp thông tin kịp thời, đầy
đủ về các biện pháp phòng lây
nhiễm cho bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân. Rà soát, đảm bảo sẵn sàng công tác hậu cần, thuốc, thiết bị y tế đáp
ứng yêu cầu phòng, chống dịch
theo phương châm 4 tại chỗ.
Bs. Bế Thị Ngọc Lan - Trưởng khoa Phòng chống
bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cho biết: Mùa hè hời tiết nóng ẩm thất thường tạo điều kiện cho các loại vi rút,
vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh
lây truyền qua đường hô hấp, các bệnh lây qua đường tiêu hóa. Để chủ động
phòng, chống các bệnh trong mùa hè, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đã chỉ đạo và
chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thành phố giám sát các bệnh
truyền nhiễm tại tại cộng đồng, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi, chuẩn
bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, hóa chất phòng, chống dịch.
Ngành
Y tế khuyến cáo để bảo đảm công
tác phòng, chống dịch bệnh mùa hè hiệu quả, ngoài nỗ lực của các cấp, ngành,
trước hết người dân cần nêu cao ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân
và gia đình. Khi phát hiện bệnh không tự ý điều trị tại nhà mà đến ngay các cơ
sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh lây lan. Chủ động
phòng, chống các loại dịch bệnh bằng việc tiêm đủ vắc xin phòng bệnh trong chương
trình tiêm chủng mở rộng theo hướng dẫn.
Mai Hoa