Bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate làm giảm dung nạp đối với glucose đưa đến tăng đường huyết mạn tính. Rối loạn chuyển hoá đường kéo theo rối loạn chuyển hoá lipid, protid và các chất điện giải. Những rối loạn này gây ra nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh điển hình là bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt... hoặc có thể dẫn tới hôn mê và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Khám sàng lọc đái tháo đường cho người dân từ 40 tuổi trở lên có yếu tố nguy cơ đái
tháo đường tại xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng
Bệnh ĐTĐ
là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới đang gia tăng
nhanh chóng và trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng cần đặc biệt quan tâm. Theo Tổ chức Y tế thế giới hiện
có hơn 190 triệu người mắc bệnh đái tháo đường và con số này đang tiếp tục tăng
lên. Ước tính năm 2025 lên đến 330 triệu (gần 6% dân số toàn cầu).
Tại Việt Nam, theo thống kê của
Bộ Y tế, nước ta có khoảng gần 7 triệu người mắc đái tháo đường, trong đó có
55% bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đã xuất hiện biến chứng về tim mạch, về mắt,
thần kinh và về thận. Dự đoán số người mắc bệnh sẽ tăng lên 643 triệu vào năm
2030 và tới mức 783 triệu vào năm 2045. Biến chứng đái tháo đường không chỉ làm
gia tăng chi phí y tế mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống...
Tại Cao Bằng,
theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng, tính đến
tháng 9/2024, có trên 5.729 người mắc đái tháo đường được phát hiện, có 3.817
bệnh nhân mắc đái tháo đường đang được quản lý điều trị tại các cơ sở sơ y tế trên địa bàn tỉnh. Theo báo cáo kết quả điều tra đánh giá mô hình
bệnh tật, các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật và nhu cầu sử dụng dịch vụ
y tế tại tuyến y tế cơ sở của nhân dân tỉnh Cao Bằng do Sở Y tế Cao Bằng phối
hợp với Trường Đại học Y - Dược (Đại học Thái Nguyên) thực hiện cho thấy tỷ lệ
ĐTĐ ở người dân là 19,6%, có nguy cơ ĐTĐ là 34,7%.
Dù là bệnh mạn tính có số người mắc rất lớn nhưng cớ tới
70% người dân không biết mình mắc bệnh do bệnh tiến triển hết sức âm thầm, 85%
chỉ phát hiện ra bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận,
thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường... Đặc biệt, bệnh đái tháo đường
type 2 trước đây chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng thời gian gần đây, bệnh đã được
phát hiện ở trẻ em.
Bác sĩ Hà
Thị Duyên, Khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật
tỉnh cho biết: Nguyên nhân dẫn tới tình
trạng gia tăng số người mắc bệnh đái tháo đường là do chế độ ăn uống, sinh hoạt
và luyện tập thể dục không hợp lý. Bệnh đái thường diễn biến âm thầm, phần lớn
người có bệnh chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe hoặc khi có biến chứng nguy
hiểm.
Bệnh đái tháo đường thường âm thầm tiến
triển, không có triệu chứng nên người bệnh không biết mình bị mắc bệnh. Người
bệnh chỉ biết bệnh khi đã có biến chứng hoặc do đi khám bệnh khác mới phát hiện
ra. Người bệnh ĐTĐ nếu không được phát hiện kịp thời để điều trị thì có nguy cơ
rất cao bị các biến chứng cấp tính như: hôn mê hoặc các biến 3 chứng mãn tính
như các bệnh tim mạch, bàn chân, mắt… Do vậy, việc phát hiện sớm bệnh ĐTĐ để có
biện pháp điều trị kịp thời là rất quan trọng nhằm phòng chống các biến chứng
nguy hiểm của bệnh. Để phát hiện bệnh sớm, người dân, đặc biệt những người có
nguy cơ mắc bệnh cao nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để xét nghiệm
máu sàng lọc phát hiện bệnh.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người trưởng thành không có triệu chứng ĐTĐ
cần đi khám xét nghiệm đường huyết để phát hiện sớm tiền đái tháo đường và ĐTĐ bao
gồm: Tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ (cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh ĐTĐ); Người
thừa cân, béo phì (có BMI ≥ 23 kg/m²); Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá; Không
hoạt động thể chất thường xuyên; Tiền sử rối loạn đường máu lúc đói hoặc rối
loạn dung nạp đường; Huyết áp cao (> 140/90 mmHg ở người lớn); Mỡ máu (Lipid
máu) bất thường; Tiền sử ĐTĐ thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4,0 kg; Hội chứng
buồng trứng đa nang ở phụ nữ.
Xét
nghiệm đường máu là cách duy nhất phát hiện bệnh đái tháo đường và điều trị
sớm, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Do đó, một trong những hoạt động chính
của công tác phòng chống ĐTĐ là khám sàng lọc ĐTĐ ở các đối tượng có nguy cơ
cao trong cộng đồng nhằm mục đích phát hiện và điều trị sớm bệnh nhân ĐTĐ; tổ
chức tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh ĐTĐ; tổ chức các lớp tập
huấn nâng cao năng lực quản lý, điều trị bệnh cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện
và dự phòng, phát hiện, quản lý tư vấn phòng, chống đái tháo đường cho cán bộ y
tế tuyến xã...
Tại các buổi khám sàng lọc những người đến khám đều được
xét nghiệm máu để biết chỉ số đường huyết, đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp
để giúp chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Qua hoạt động khám sàng lọc, những người
nghi mắc ĐTĐ sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và
điều trị kịp thời, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và những biến chứng do ĐTĐ gây
ra. Đồng thời người dân còn được tư vấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về
bệnh ĐTĐ, các yếu tố có nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý
để phòng tránh bệnh ĐTĐ, hạn chế các biến chứng do ĐTĐ gây ra.
Được mời tham gia hoạt động khám sàng lọc
ĐTĐ, chị Hoàng Thị Liễu, xóm Nà Giàng, xã Ngọc Đào, huyện Hà Quảng cho biết:“Khi được phường mời tham gia hoạt động tầm soát bệnh Đái
tháo đường, Tăng huyết áp tôi rất vui vì khi được khám sàng lọc có thể biết
mình có bị mắc bệnh hay không, nếu có thì sẽ được tư vấn điều trị kịp thời để
đảm bảo sức khỏe của mình. Ngoài ra tôi còn được tư vấn về các yếu tố có nguy
cơ mắc bệnh đái tháo đường, chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để phòng tránh
bệnh đái tháo đường”.
Theo báo cáo
của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh từ đầu đến nay, Trung tâm đã tổ chức khám
sàng lọc ĐTĐ cho 1.028 người dân
từ 40 tuổi trở lên có yếu tố nguy cơ ĐTD tại các địa phương trong tỉnh; truyền thông trực tiếp
cho gần 2.000 lượt người về phòng, chống bệnh ĐTĐ. Đến hết tháng 9/2024, toàn
tỉnh phát hiện 5.729 người mắc bệnh ĐTĐ; hiện có 3.817 bệnh nhân mắc đái tháo đường đang được quản lý điều trị tại các cơ sở sơ y tế trên địa bàn tỉnh.
Việc kiểm tra, tầm soát bệnh ĐTĐ cho người dân từ 40 tuổi trở lên có yếu tố nguy cơ ĐTĐ
nhằm mục đích khống chế tốc độ gia tăng tiến tới làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh
ĐTĐ tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh ĐTĐ, góp phần
bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Mai Hoa