Vi rút hợp bào hô hấp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 2 tuổi. Vi rút này có xu hướng gia tăng vào mùa đông - xuân và mùa xuân - hè. Mặc dù bệnh do vi rút hợp bào hô hấp thường có thể tự khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần ở người lớn và trẻ lớn, nhưng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ có hệ miễn dịch yếu, vi rút hợp bào hô hấp có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm cả tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tiêm vắc xin phòng các
bệnh hô hấp là cách phòng tránh hiệu quả cho trẻ sơ sinh khỏi nguy cơ nhiễm vi rút hợp bào hô hấp. Ảnh: Trọng Thụ
Vi rút hợp bào hô hấp là
gì và lây truyền như thế nào?
Vi rút
hợp bào hô hấp là một loại vi rút RNA thuộc họ Paramyxoviridae, có khả
năng lây lan rất mạnh qua đường hô hấp. Vi rút lây chủ yếu qua các giọt bắn nhỏ
khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc nói chuyện. Ngoài ra, vi rút còn có thể tồn
tại trên bề mặt vật dụng như đồ chơi, tay nắm cửa, bàn ghế trong nhiều giờ và
lây truyền khi trẻ chạm vào rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
Hầu hết trẻ em đều bị nhiễm vi rút hợp bào hô hấp ít nhất một lần trong hai năm đầu
đời. Tuy nhiên, một số trẻ có thể tái nhiễm nhiều lần do khả năng miễn dịch sau
lần nhiễm đầu không kéo dài. Vi rút thường tấn công các tế bào niêm mạc đường
hô hấp, gây viêm, sưng và tăng tiết nhầy, làm hẹp đường thở và gây khó thở.
Triệu chứng của nhiễm vi
rút hợp bào hô hấp ở trẻ nhỏ
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của nhiễm vi rút hợp bào hô hấp thường khá giống
với cảm lạnh thông thường. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, nghẹt mũi, ho khan và mệt
mỏi. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển, đặc biệt ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ có nguy cơ
cao, các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn.
Các biểu hiện nặng bao gồm thở nhanh, thở khò khè, rút lõm lồng
ngực, bú kém, bỏ bú, quấy khóc nhiều, ngủ li bì, tím tái môi hoặc đầu ngón tay.
Một số trẻ có thể ngưng thở từng cơn, nhất là trẻ dưới 6 tuần tuổi.
Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng có thể không điển hình, đôi khi chỉ là
bỏ bú hoặc mệt mỏi bất thường. Vì vậy, cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác khi trẻ có
dấu hiệu khác thường, dù là nhỏ nhất.
Những biến chứng nguy
hiểm do vi rút hợp bào hô hấp gây ra
Vi rút hợp bào hô hấp có thể gây ra các biến
chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở những trẻ có nguy cơ cao như: trẻ sinh non, trẻ
bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch hoặc có tiền sử
bệnh lý hô hấp.
Biến chứng thường gặp nhất là viêm tiểu phế quản cấp, trong đó các tiểu phế quản bị viêm, phù nề
và tiết nhiều dịch nhầy khiến trẻ khó thở, khò khè, tím tái. Đây là nguyên nhân
nhập viện hàng đầu ở trẻ dưới 1 tuổi.
Ngoài ra, vi rút hợp bào hô hấp còn có thể gây viêm phổi, viêm tai giữa, ngưng thở,
thậm chí dẫn đến suy hô hấp và
tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Một số nghiên cứu cho thấy,
nhiễm vi rút hợp bào hô hấp nặng
ở giai đoạn sơ sinh còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn trong tương lai.
Khi nào cần đưa trẻ đến
cơ sở y tế?
Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức nếu
có các biểu hiện như: thở nhanh hơn bình thường, rút lõm ngực khi thở, thở khò
khè kéo dài, môi hoặc đầu ngón tay tím tái, sốt cao liên tục trên 48 giờ không
hạ, bú kém hoặc bỏ bú hoàn toàn, trẻ lơ mơ hoặc ngủ nhiều bất thường, có dấu
hiệu mất nước như khô môi, ít tiểu.
Đặc biệt, với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bất kỳ dấu
hiệu bất thường nào cũng nên được đánh giá y tế ngay, do trẻ nhỏ có thể diễn
biến bệnh rất nhanh và khó lường.
Phòng ngừa vi rút hợp
bào hô hấp như thế nào?
Hiện nay chưa có vắc xin phòng ngừa vi rút hợp bào hô hấp, do đó các biện
pháp phòng ngừa chủ yếu dựa vào giữ gìn vệ sinh và hạn chế lây lan. Các biện
pháp phòng bệnh cần thiết bao gồm:
- Rửa tay thường xuyên
bằng xà phòng, đặc biệt trước khi tiếp xúc với trẻ; Hạn chế để trẻ tiếp xúc gần
với người bị cảm cúm, ho, sốt.
- Làm sạch, khử khuẩn đồ
chơi, đồ dùng, bề mặt tiếp xúc của trẻ mỗi ngày; Đeo khẩu trang khi chăm sóc
trẻ nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường hô hấp.
- Giữ không gian sống
thông thoáng, tránh ẩm mốc; Cho trẻ bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời để tăng
cường đề kháng tự nhiên.
- Hạn chế cho trẻ đến
nơi đông người trong mùa cao điểm dịch; Cho trẻ tiêm vắc xin đầy đủ và đúng
lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Đối với trẻ sinh non, trẻ có bệnh nền nghiêm trọng, có thể cân
nhắc tiêm phòng bằng kháng thể đơn dòng (palivizumab) dưới sự chỉ định của bác
sĩ.
Chăm sóc trẻ nhiễm vi
rút hợp bào hô hấp tại nhà
Nếu trẻ được chẩn đoán nhiễm vi rút hợp bào hô hấp mức độ nhẹ, bác sĩ có thể cho chăm
sóc tại nhà với chế độ theo dõi chặt chẽ. Cha mẹ cần:
Đảm bảo trẻ được nghỉ
ngơi và ngủ đủ giấc; Cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng đờm và ngăn mất nước.
Dùng thuốc hạ sốt đúng
liều theo chỉ định nếu trẻ sốt cao; Hút mũi nhẹ nhàng cho trẻ, nhất là trước
khi ăn và ngủ để trẻ dễ thở hơn.
Theo dõi nhịp thở, màu
da, tình trạng bú, ngủ của trẻ thường xuyên và đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy
các dấu hiệu bất thường.
Vi rút vi rút hợp bào hô hấp là mối đe dọa thực sự đối với sức khỏe đường
hô hấp của trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 2 tuổi. Việc nhận biết sớm triệu
chứng, chăm sóc đúng cách và chủ động phòng ngừa sẽ giúp hạn chế nguy cơ biến
chứng nguy hiểm. Phụ huynh cần nâng cao ý thức, theo dõi sát sao các biểu hiện
sức khỏe của trẻ và phối hợp chặt chẽ với cơ sở y tế để bảo vệ con em mình khỏi
những hệ lụy nghiêm trọng do vi rút hợp bào hô hấp gây
ra.
Quốc Cường