Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 30 giây trôi qua sẽ có một người bệnh đái tháo đường bị cắt cụt chân cho biến chứng bàn chân đái tháo đường. Bàn chân của người bệnh có thể bị các biến dạng, viêm loét, có thể nặng hơn là hoại tử. Việc chăm sóc bàn chân cho người bệnh đái tháo đường rất quan trọng nhằm phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Người
bệnh đái tháo đường cần kiểm tra tình trạng sức khỏe thường xuyên tại bệnh viện
để giúp nhận biết sớm các vấn đề và biến chứng tiềm ẩn.
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường có
thể bắt đầu bằng một vết thương ở bàn chân, như đạp lên dị vật, phồng rộp chân
do đi giày không vừa vặn. Ở người không mắc bệnh vết thương thường sẽ tự lành.
Nguyên
nhân gây biến chứng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường
Loét bàn chân thường gặp ở đầu bàn chân, ngón
chân cái, gót chân hay các vết chai ở chân, giữa các ngón chân.
Tổn thương thần kinh ngoại biên: Xảy ra phổ
biến ở người bệnh đái tháo đường, gây suy giảm khả năng cảm nhận các cảm giác
đau, nóng, lạnh ở bàn chân. Điều này dẫn đến việc người bệnh không nhận ra bàn
chân của mình bị tổn thương, chỉ đến lúc bàn chân sưng to hoặc nhiễm trùng nặng,
lúc này việc điều trị dần trở nên khó khăn.
Tổn thương mạch máu: Xơ vữa động mạch ở người
bệnh đái tháo đường và các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến
bàn chân, khiến các vết loét lâu lành.
Nhiễm trùng: Lượng đường trong máu cao ở người
bệnh đái tháo đường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chỉ cần một vết
thương nhỏ cũng có thể gây ra loét và nhiễm trùng, thêm vào đó sự lưu thông máu
đến bàn chân kém khiến các vết thương lâu lành hơn. Nếu nhiễm trùng kết hợp với
thiếu máu thì nguy cơ gây cắt cụt chi là rất cao.
Chai chân hoặc các vết phồng rộp ở chân nếu
không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến viêm loét. Nếu vết chai hoặc vết
phồng rộp này đỏ và gây đau hoặc da chân đổi màu hoặc tiết dịch có mùi hôi… thường
là dấu hiệu chỉ điểm bạn có thể mắc bệnh đái tháo đường.
Nhận
biết biến chứng bàn chân người bệnh đái tháo đường
Các triệu chứng ban đầu bao gồm: bàn chân có
cảm giác tê buốt, khô rát, hoặc cảm giác bàn chân lạnh buốt, đôi khi cảm giác
nóng.
Người bệnh quan sát thấy da bàn chân khô, nứt
nẻ, rụng lông, teo cơ vùng cẳng chân và mô bàn chân. Người có tổn thương bàn
chân đái tháo đường có thể xuất hiện các vết bóng nước tự nhiên, hoại tử đen ở
một số vị trí trên vùng da bàn chân, các vị trí đầu ngón, các vết nứt da.
Có các vết loét dưới dạng trầy xước. vết
thương lan rộng tại chỗ, gây nhiễm trùng.
Triệu chứng toàn thân đi kèm với các vết
thương bàn chân ở người bệnh đái tháo đường như: Các biểu hiện mệt mỏi, chán
ăn, sốt cao, nặng hơn có thể dẫn đến các bệnh cấp tính của nhiễm trùng toàn
thân, kèm với các triệu chứng của tăng đường huyết.
Người
bệnh đái tháo đường nên chăm sóc bàn chân như thế nào?
Kiểm tra bàn chân thường xuyên: Kiểm tra cả
những kẽ chân, kẽ móng xem có vết xước, vết chai sạn, vết rộp, da có bị khô nứt,
bị đỏ, nóng.
Vệ sinh bàn chân sạch sẽ, rửa chân mỗi ngày,
chú ý lau khô với khăn thật nhẹ nhàng, không cọ xát mạnh.
Sử dụng các loại kem giữ ẩm da, chú ý vùng
gót chân và không thoa lên kẽ chân.
Bảo vệ đôi chân với giày và tất. Mang giày
thoải mái vừa vặn. Không nên mang dép kẹp vì có thể gây loét ở giữa ngón cái và
ngón thứ hai.
Giữ cho mạch máu được lưu thông dễ dàng
hơn: Nâng cao chân bằng 1 chiếc ghế khác khi ngồi; Không ngồi bắt chéo chân
quá lâu; Không đi tất chật hoặc thắt nút quanh cổ chân; Cử động ngón
chân trong 5 phút 2- 3 lần trong ngày.
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra tình
trạng sức khỏe thường xuyên tại bệnh viện giúp nhận biết sớm các vấn đề và biến
chứng tiềm ẩn, thông qua thăm khám, bác
sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị và quản lý hiệu quả.
Đức Giang (St)