Bệnh Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Viêm não Nhật Bản gây tổn thương ở não và hệ thần kinh trung ương, bệnh lây truyền qua muỗi đốt. Biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn mửa, co giật, hôn mê... bệnh thường diễn biến phức tạp, tiến triển nặng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời bênh có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như: liệt, mất trí nhớ và thậm trí gây tử vong.
Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Bệnh Viêm não Nhật bản có thể
diễn ra quanh năm nhưng cao điểm nhất từ tháng 5 - 7. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc
Viêm não Nhật Bản, song chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ
cao nhất là trẻ từ 2 - 6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc). Người mắc bệnh Viêm
não Nhật Bản có biểu hiện chính là sốt cao, kèm theo các triệu chứng liên quan
đến tổn thương hệ thần kinh trung ương: Sốt cao từ 38 - 390c, nhức đầu, buồn nôn và
nôn. Trẻ có các dấu hiệu như mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc ly bì, co
giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật (da lúc đỏ lúc xám, vã mồ
hôi, mạch nhanh).
Nếu không được chữa
trị sớm, bệnh có thể có biến chứng rất nặng như: viêm thận, viêm bàng quang, viêm phổi, viêm phế
quản hoặc viêm phế quản - phổi do bội nhiễm vi khuẩn. Ngoài ra có thể gặp một số
có di chứng muộn sau một năm hoặc lâu hơn như động kinh, Parkinson. Bệnh Viêm
não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong cao (khoảng từ 20-80%), thường gặp ở những bệnh
nhân nặng như có co giật, hôn mê sâu, nằm lâu ngày, suy kiệt, viêm phổi nặng.
Các giai đoạn tiến triển của
Bệnh Viêm
não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản B thường tiến
triển qua 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ đi kèm với những triệu chứng bệnh sau:
Giai đoạn ủ bệnh: Vi rút viêm
não Nhật Bản ủ bệnh trong cơ thể từ 5 - 14 ngày. Lúc này người bệnh không xuất
hiện triệu chứng rõ ràng, chủ yếu là cảm giác mệt mỏi, đau đầu, chán ăn,…
Giai đoạn khởi phát: Ở giai đoạn
khởi phát khi virus đã vượt qua hàng rào mạch máu - não, người bệnh sẽ có các
biểu hiện, điển hình như: sốt cao từ
38 - 390c, đi ngoài phân lỏng, đau nặng đầu, buồn nôn,... Sau 1 - 2 ngày người bệnh
có thể gặp những dấu hiệu thần kinh nghiêm trọng rối loạn ý thức, tăng trương lực
cơ, tăng phản xạ gân xương,… thậm chí là hôn mê.
Giai đoạn toàn phát: Vào ngày
thứ 3 - 4, triệu chứng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Người bệnh từ mê sảng,
không tỉnh táo có thể rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đồng thời, cơ thể cũng xuất
hiện triệu chứng sốt cao, vã mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp thở. Một
số trường hợp còn bị liệt nửa người, liệt một phần chi hoặc bị co giật, tăng
trương lực cơ.
Ở giai đoạn toàn phát: cơ
thể sẽ xuất hiện triệu chứng sốt cao, vã mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp
thở
Giai đoạn lùi bệnh: Trường hợp
không bội nhiễm thì sau tuần thứ 2 người bệnh sẽ trở về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên, cùng lúc này người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với các di chứng nặng
nề như: viêm thận, viêm bàng quang, viêm phổi, động kinh, hội chứng
Parkinson,…)
Hiện nay Bệnh Viêm não Nhật Bản
chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu
chứng, phối hợp điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng, sức khỏe cho người bệnh.
Nếu trẻ được điều trị sớm, bệnh nhẹ, thì sẽ khỏi bệnh, trở lại bình thường. Còn
nếu phát hiện và điều trị muộn có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng
nặng nề về thần kinh như: chậm phát triển trí tuệ, động kinh, yếu liệt chi suốt
đời, sống đời sống thực vật.
Để chủ động phòng chống bệnh
viêm não Nhật Bản, Cục
Phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng bệnh
như sau:
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường,
nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi để hạn chế nơi trú đậu của muỗi, dời
chuồng gia súc xa nhà, loại bỏ các ổ bọ gậy.
Khi ngủ cần mắc màn, thường
xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để trẻ em chơi gần chuồng gia
súc.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân,
thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn
chín, uống chín.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
Thực hiện tiêm vắc xin Viêm não
Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, nếu chỉ tiêm 1 mũi vắc xin thì không có hiệu lực bảo vệ, nếu tiêm đủ
2 mũi vắc xin hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%, tiêm đủ 3 mũi vắc xin hiệu lực bảo
vệ đạt 90 - 95% trong khoảng 3 năm, do đó trẻ em cần tiêm chủng với 3 liều cơ bản
sau:
- Mũi 1: lúc trẻ được
1 tuổi;
- Mũi 2: sau mũi 1 từ
1 đến 2 tuần;
- Mũi 3: cách mũi 2
là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 tuổi.
Các bậc phụ huynh cần đặc biệt
chú ý khi trẻ có các biểu hiện như: sốt cao, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, mất ngủ, quấy khóc, vật vã, mê sảng…
cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Ngọc Anh