Xã Cần Nông, huyện Hà Quảng quan tâm chia sẻ những kiến thức về làm mẹ an toàn cho phụ nữ mang thai
Làm mẹ an toàn là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm tối thiểu tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tình trạng tử vong mẹ và tử vong sơ sinh. Tuy nhiên, hiện nay ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận các dịch vụ y tế, nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lại thiếu những kiến thức này.
Cô đỡ thôn bản tư vấn, khám thai tại nhà cho chị Chảo Ngà Mủi – Xóm Khau
Dựa, xã Cần Nông.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, năm 2021, cứ
1.000 trẻ sinh ra ở nước ta thì có gần 10 trẻ sơ sinh tử vong; tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5
tuổi ở Việt Nam ở mức 18,9‰, tức là cứ 1.000 trẻ dưới 5 tuổi thì có 12 trẻ tử
vong; với
trẻ dưới 1 tuổi, tỉ lệ này ở mức 12,1‰, tức là cứ 1.000 trẻ dưới 1 tuổi thì có
khoảng 12 trẻ tử vong. Điều đáng nói, trong số trẻ dưới 1 tuổi tử vong, cứ 100
trẻ thì có tới 70 - 80 trẻ sơ sinh; với trẻ dưới 5 tuổi, tỷ lệ này là 50- 60 trẻ sơ sinh. Những con số này còn ở mức
cao so với một số nước trong khu vực, đây chính là thách thức trong chăm sóc
sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam.
Tại tỉnh Cao Bằng, theo số liệu báo
cáo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật năm 2019, tỷ lệ
tử vong sơ sinh là 10,8‰; tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1
tuổi 17,6 ‰; tỷ lệ tử vong trẻ dưới 5
tuổi 21,7‰. Tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ
đẻ sống là 44,0‰. Những con số này còn ở mức
cao so với trung bình của toàn quốc, đây chính là thách thức trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ở Cao Bằng.
Xã Cần Nông, huyện Hà Quảng là xã
vùng III, với 7 xóm hành chính có 423 hộ, với 2.159 nhân khẩu, là xã có 236 hộ
nghèo, trong đó chủ yếu có 4 dân tộc gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao… Để thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc sức
khỏe bà mẹ trẻ em (CSSKBMTE), hàng tháng, các y, bác sĩ của Trạm Y tế thường xuyên theo dõi và nắm
bắt số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai để kịp thời
tuyên truyền, tư vấn về CSSKBMTE/KHHGĐ. Đồng thời, vận động chị em đi khám thai
định kỳ. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, đến nay nhận thức của chị
em đã có những chuyển biến tích cực, 90% phụ nữ có thai được tiêm chủng và khám thai định
kỳ, tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh chiếm trên 90%, giảm tối đa trường hợp
tai biến sản khoa. Hầu hết chị em trong độ tuổi sinh đẻ đều nắm được những kiến
thức cơ bản về thực hành CSSKBMTE, như: Khám thai định kỳ, tiêm phòng uốn ván
trước khi sinh, chăm sóc sau sinh, uống vitamin A, cách chế biến thức ăn, xây dựng
mô hình thực phẩm hợp vệ sinh tại các hộ gia đình.
Nữ hộ sinh Nông Thị Lâm - Trạm Y
tế xã Cần Nông, huyện Hà Quảng chia sẻ: Cứ đều đặn mỗi tháng một lần tôi lại
cùng các nhân viên y tế thôn bản xã tổ chức những buổi sinh hoạt, làm mẹ an
toàn cho các bà mẹ, phụ nữ mang thai ngay tại địa bàn. Hướng dẫn những cách
chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, chăm sóc sơ sinh được các cô đỡ thôn bản,
các cán bộ y tế hướng dẫn chị em chu đáo và tận tình trong quá trình mang thai.
Còn có những trường hợp phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, không có điều kiện đến
Trạm Y tế thăm khám, cán bộ y tế, cô đỡ thôn bản đến tận nhà vận động, tuyên
truyền các chị em tham gia các nhóm làm mẹ an toàn tại các bản làng, kết hợp với
những đợt tiêm chủng của Trạm Y tế.
Chúng tôi gặp chị Hoàng Thị De
ở xóm Lũng Vai, xã Cần Nông đến khám thai tại Trạm Y tế xã, chị hiện đang mang
thai ở tháng thứ 7, hôm nay được chồng đưa xuống Trạm Y tế xã để khám sức khoẻ
cho cả mẹ và thai nhi theo định kỳ. Được biết nhà chị De cách Trạm Y tế gần 10 km và cũng
là xóm xa nhất của xã Cần Nông, đường xá đi lại khó khăn, nên rất ít khi chị đến Trạm Y tế xã để khám bệnh. Dù đã có một đứa con trai hơn 2 tuổi nhưng trước đó chị Hoàng
Thị De hoàn toàn không quan tâm đến
việc đi khám và chăm sóc thai kỳ như thế nào để sinh con an toàn, khỏe mạnh.
Mãi đến lần tham dự buổi truyền thông lưu động về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và
trẻ sơ sinh tại Lũng
Vai do Trạm Y tế xã Cần Nông tổ chức, chị
Hoàng Thị De mới tiếp cận những kiến thức về
chăm sóc trước, trong khi mang thai, sau khi sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh…
Chị
Hoàng Thị De cho biết: Hôm nay tôi đến Trạm Y tế xã để khám thai, tôi
được các y, bác sĩ ở Trạm tư vấn cho cách chăm sóc khi có thai, khám nghe tim
thai nhi, đo huyết áp, hướng dẫn tôi uống viên sắt bổ sung để phòng thiếu máu
thiếu sắt, tư vấn cho tôi chế độ dinh dưỡng cần thiết khi mang thai. Đồng thời,
được tư vấn trong qua trình mang thai nếu có các dấu hiệu như ra máu hay đau bụng
bất thường, cần đến cơ sở y tế khám ngay. Do vậy, tôi rất yên tâm và tin tưởng
những lời tư vấn của cán bộ ở Trạm Y tế xã…
Truyền
thông cho các phụ nữ mang thai tại Trạm Y tế xã Cần Nông, huyện Hà Quảng.
Qua những buổi tuyên truyền, vận
động được thực hiện rộng rãi tại cộng đồng, chương trình chăm sóc sức khỏe sinh
sản trên địa bàn xã đã có những chuyển biến rõ rệt. Công tác quản lý thai nghén
tại Trạm Y tế xã Cần Nông ngày càng được nâng cao qua các năm. Đến hết tháng 8
năm 2024, có 33 phụ nữ mang thai được khám thai 4 lần/thai kỳ, đạt 95,8%; số phụ
nữ được tiêm phòng uốn ván đạt 100%; phụ nữ sinh đẻ được cán bộ y tế đỡ đẻ đạt
83,3%; bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh tại nhà đạt 100%; tư vấn cho
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nếu có ý định mang thai cần được tiêm phòng một số bệnh như: cúm, rubella… vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai
kỳ, nguy cơ gây dị tật cho thai nhi rất cao; cả hai vợ chồng nên đi kiểm tra
sức khỏe toàn diện trước khi mang thai. Trong thời kỳ mang thai, bà mẹ cần chủ
động đi khám thai tại cơ sở y tế ít nhất 3 lần trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa
và 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu có điều kiện, cần khám thường xuyên mỗi tháng một
lần bởi việc khám thường xuyên sẽ giúp phát hiện những bất thường xảy ra trong
thời kỳ mang thai, góp phần hạn chế những tai biến sản khoa, đồng thời bác sĩ
sẽ hướng dẫn cho sản phụ những vấn đề liên quan đến tình trạng thai sản.
Trong thời gian tới để nâng cao sức khỏe, góp
phần giảm tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn. Trạm Y tế xã đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, chính quyền các cấp đẩy mạnh các hoạt động truyền
thông về làm mẹ an toàn, tập trung nâng cao nhận thức thay đổi
hành vi của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh
và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn về lợi ích của việc khám thai định kỳ, quản lý
thai nghén, sinh con tại các cơ sở y tế, chăm sóc sức khỏe sau sinh, áp dụng các
phương pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn và hiệu quả; thực
hiện tư vấn lồng ghép các kiến thức về làm mẹ an toàn trong các lần khám thai định
kỳ; giới
thiệu các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em có
sẵn tại địa phương, bao gồm cả dịch vụ chuyển tiếp, chuyển tuyến... để tăng số
lượng bệnh nhân tiếp cận các dịch vụ ngay tại cơ sở y tế.
Ngọc Anh