Sàng lọc trước sinh giúp nâng cao chất lượng dân số cũng như hạn chế hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra ở trẻ, giảm nhẹ gánh nặng cho xã hội. Các kỹ thuật sàng lọc trước sinh giúp gia đình sớm phát hiện dị tật bẩm sinh, bệnh, tật, các rối loạn chuyển hóa, di truyền để can thiệp kịp thời ngay trong giai đoạn bào thai giúp cho trẻ sinh ra phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề về thể chất và trí tuệ, giảm thiểu số người tàn tật, góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Sàng lọc trước sinh là một kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao. Ảnh: Ngọc Anh
Sàng lọc trước sinh (còn gọi là tầm soát trước sinh)
là việc sử dụng các kỹ thuật trong thời gian mang thai để phát hiện nguy cơ dị
tật bào thai, từ đó tham vấn cho gia đình chọn hướng xử trí kịp thời và thích hợp.
Mục đích cụ thể của việc sàng lọc trước sinh là để xác định xem thai nhi có
nguy cơ mắc phải những dị tật bẩm sinh hay không, từ đó trẻ có thể nhận được chẩn
đoán và điều trị bệnh ngay từ khi còn trong bụng mẹ cho đến ngay sau khi chào đời.
Những đối tượng cần thực hiện sàng lọc trước sinh
Bất kỳ cha, mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra được khỏe
mạnh, thông minh, chính vì vậy, để nắm được tình trạng phát triển của con được
chính xác nhất, tất cả phụ nữ mang thai đều cần thực hiện sàng lọc trước sinh sớm
nhất ngay từ đầu thai kỳ.
Nếu bà mẹ có một trong những yếu tố sau cần thực hiện
sàng lọc trước sinh, vì đều có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi: Tiền sử gia
đình có người bị dị tật bẩm sinh như chứng Down, bệnh di truyền, dị tật chân
tay, sứt môi hở hàm ếch, tim... bao gồm cả 2 bên họ hàng của vợ và chồng; Thai
phụ từng bị sảy thai nhiều lần; Các cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống; Phụ nữ
mang thai trên 35 tuổi; Dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống chỉ định
cho phụ nữ mang thai trong thời gian thai nghén cũng có thể gây hại cho thai
nhi. Những người mẹ bị biến chứng thai kỳ hoặc mắc các bệnh mãn tính (tiểu đường,
bệnh, cao huyết áp, thận, tim...); Trong thời gian mang thai người mẹ có sự tiếp
xúc với chất phóng xạ hoặc làm việc trong môi trường bị nhiễm nguồn phóng xạ
...
Nên sàng lọc trước khi sinh ở thời điểm nào
Sàng lọc trước sinh giai đoạn đầu thai kỳ:
Vào giai đoạn đầu của thai kỳ bạn nên sàng lọc trước sinh, thực hiện các xét
nghiệm và siêu âm để chẩn đoán dị tật. Mục đích của giai đoạn này: Siêu âm hình
thái của thai nhi như đo kích thước của khoảng sau gáy, đo độ mờ da gáy nhằm
phát hiện xem thai nhi có mắc bệnh Down, hay một số bệnh lý khác. Xét nghiệm
máu mẹ như xét nghiệm máu thường quy, xét nghiệm Double test. Sinh thiết gai
rau để chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ bất thường cũng như tiền sử bệnh của bản
thân hoặc gia đình. Sàng lọc giai đoạn
đầu nên thực hiện từ tuần 11 đến tuần 13.
Sàng lọc trước sinh vào giai đoạn giữa thai kỳ:
Sàng lọc trước sinh giai đoạn giữa thai kỳ cũng rất quan trọng, giúp phát hiện
các bất thường về hình thái và cấu trúc cơ quan của của thai nhi như: các bất
thường về hệ thần kinh, các bất thường về hệ thần kinh tim mạch, các dị tật của
dạ dày - ruột, các dị tật về hệ sinh dục, các dị tật về hệ cơ xương. Đồng thời
xét nghiệm nước ối và xét nghiệm máu mẹ để kịp thời phát hiện các bất thường về
nhiễm sắc thể. Nên sàng lọc vào tuần thứ
16 đến tuần 18 của thai kỳ.
Sàng lọc trước sinh vào giai đoạn cuối thai kỳ:
Trước khi sinh, thai phụ vẫn cần làm một số xét nghiệm để đảm bảo cho quá trình
sinh đẻ diễn ra được thuận lợi. Sàng lọc giai đoạn cuối thai kỳ chủ yếu là sàng
lọc các vi khuẩn, virus ở âm đạo. Nên
thực hiện từ tuần 22 đến tuần 26 của thai kỳ.
Tầm quan trọng của việc sàng lọc trước khi sinh
Sàng lọc giúp phát hiện kịp thời các dị tật bẩm sinh,
từ đó trẻ có thể nhận được chẩn đoán và điều trị bệnh ngay từ khi còn trong bụng
mẹ cho đến khi chào đời.
Sàng lọc trước và sau sinh mang lại lợi ích to lớn cho
trẻ sơ sinh và gia đình, giảm nguy cơ tử vong và hỗ trợ trẻ phát triển khỏe mạnh.
Phương pháp này cũng giúp ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng từ dị tật bẩm
sinh và bảo vệ sức khỏe của trẻ, mang đến một tương lai tươi sáng hơn cho trẻ.
Đồng thời giúp hạn chế tình trạng tàn tật và thiểu năng trí tuệ, qua đó cải thiện
chất lượng dân số.
Sàng lọc trước sinh hay còn gọi là tầm soát trước khi
sinh là một kỹ thuật đơn giản, tiết kiệm chi phí nhưng mang lại hiệu quả cao.
Khi phát hiện sự bất thường ở thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn cho người mẹ về các lựa
chọn bao gồm việc đình chỉ thai kỳ. Đồng thời, các bác sĩ cũng có thể đưa ra lời
khuyên để điều trị thai nhi ngay trong bụng mẹ.
Thủy
Tiên (St)