Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc
Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã chỉ rõ: “Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững”. Trên cơ sở đó, ngành Y tế Cao Bằng đã tập trung nguồn lực triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác dân số trong thời kỳ mới.
Đồng chí Vương Thị Tuyên - Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu khai mạc buổi truyền thông Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại xóm Cà Lò, Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc. Ảnh: Trọng Thụ
Xác
định tầm quan trọng của công tác dân số, trong những năm qua ngành Y tế đã tham
mưu cho Ban Chỉ đạo công tác Dân số tỉnh ban hành Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ
đạo và Kế hoạch tổ chức thực hiện công tác Dân số trên địa bàn toàn tỉnh. Phối
hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện đồng bộ các
giải pháp nhằm ổn định quy mô dân số, từng bước giải quyết các vấn đề liên quan
đến cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số. Trong đó đặc biệt chú trọng đẩy mạnh
các hoạt động truyền thông giáo dục; kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính
khi sinh; nâng cao chất lượng dân số; điều chính mức sinh; chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công
tác dân số từ tỉnh đến cơ sở. Đổi mới nội dung và phương thức truyền thông phù hợp với yêu cầu trong
tình hình mới; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương đưa công tác
truyền thông đến với từng nhà, từng thôn, xóm theo phương châm “mưa dầm thấm
sâu”, góp phần trong việc nâng cao nhận
thức, kiến thức của người dân về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về công tác dân số. Duy trì
truyền thông, tuyên truyền vận động thực hiện chính sách Dân số-KHHGĐ thông qua
đội ngũ cán bộ Dân số-KHHGĐ cơ sở, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con và nuôi dạy con tốt”; trong đó, tập trung vận động
sinh ít con hơn ở nơi có mức sinh cao, sinh đủ hai con ở nơi có mức sinh thấp
và duy trì kết quả ở nơi đã đạt mức sinh thay thế. Đồng
thời huy động sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp tích cực
của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội và sự hưởng ứng của
người dân trong tham gia thực hiện hiệu quả các chính sách về dân số. Trong năm 2024, Chi cục Dân số tổ
chức 07 lớp giáo dục truyền thông cung cấp thông tin tuyên truyền các chính
sách pháp luật của nhà nước về dân số, cư trú, biên giới; quản lý dân số vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi cho 211 viên chức y tế và 16 lớp giáo dục truyền
thông cung cấp thông tin về tầm soát, chẩn
đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh cho 992 nhân viên y tế thôn bản kiêm cộng
tác viên dân số. Tổ chức 12 cuộc nói chuyện chuyên đề tại 12 xóm/xã biên giới về chính
sách pháp luật của Nhà nước về dân số, cư trú, biên giới với 665 người tham dự;
tổ chức 4 cuộc truyền thông về nâng
cao chất lượng dân số trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt ít người
sinh sống (dân tộc Lô Lô) tại 2
xã Kim Cúc và Hồng Trị huyện Bảo Lạc. Phối hợp với Ban đại diện Hội Người cao tuổi các huyện,
thành phố tổ chức 6 cuộc nói chuyện chuyên đề tại các Câu lạc bộ Liên Thế hệ
trên địa bàn toàn tỉnh về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh
già hóa dân số với 300 người dự. Hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thành
phố tổ chức 121 chiến dịch truyền thông phổ biến kiến thức cơ bản về
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, già hóa dân số cho 8.823 người tham dự,
kết hợp lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp
ở người cao tuổi được cho 8.652 người cao tuổi. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Cao Bằng, Báo Cao Bằng thường xuyên cập nhật
thông tin về công tác dân số, trong năm 2024 thực hiện được
42 tin, 08 bài và 02 phóng sự phản ánh các hoạt động công tác dân số đăng tải
trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật,.
Từ những nỗ lực trên, năm 2024 công tác Dân số đã đạt được
nhiều kết quả, một số chỉ tiêu về công tác dân số đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch
giao: Dân số trung bình 558,461 nghìn người (đạt 100,92% chỉ tiêu giao); Tuổi
thọ trung bình 72,3 tuổi; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,84% (đạt 100% chỉ tiêu
giao); Tổng tỷ suất sinh 2,33 con/phụ nữ (đạt trên 100% chỉ tiêu giao); tỷ suất
chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống là 43% giảm
so với cùng kỳ năm 2023; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1
tuổi là
15,4‰; Tỷ suất tử vong trẻ em
dưới 5 tuổi là 18,3‰; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là
16,2%; thể thấp còi là 29%. Tiếp tục duy trì các hoạt động
cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình,
sàng lọc trước sinh, sơ sinh tại 10 huyện, thành phố theo cả hình thức miễn phí
và xã hội hóa. Kết quả các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đã thực hiện sàng lọc trước sinh cho gần 3.000 bà mẹ mang thai,
đạt tỷ lệ 50,3%, vượt 18,3% chỉ tiêu kế hoạch giao; sàng lọc sơ sinh cho 1.260
trẻ đẻ ra sống; Số cặp
vợ chồng thực hiện biện pháp tránh thai hiện đại là 28.340 người (đạt 100% KH).
Các đơn vị duy trì việc cung cấp dịch vụ dân số
theo Nghị quyết số 55/2021/NQ-HĐND ngày 29/7/2021 của HĐND tỉnh quy định về một
số cơ chế, chính sách xã hội hoá công tác dân số trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến
năm 2030, theo đó toàn tỉnh có 63 Trạm Y tế xã, phường,
thị trấn tham gia hoạt động tiếp thị, phân phối sản phẩm, hàng hóa cũng như
cung cấp dịch vụ về dân số, trong năm Chi
cục Dân số đã cung ứng, phân phối 505 danh
mục sản phẩm trong chương trình dân số
theo hình thức xã hội hóa. Các cơ sở y tế trên địa bàn cung cấp dịch vụ kỹ thuật trong chương trình
dân số theo hình thức xã hội hóa với gần 3.000 dịch vụ các biện pháp tránh thai
lâm sàng, xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi sàng lọc. Ngoài
ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Hoà liên kết
với Bệnh viện Medlatec cung cấp dich vụ xét nghiệm Duoble test, Tripble test và
liên kết với Viện Công nghệ gen DNA cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước
sinh không xâm lấn (NIPT) cho các đối tượng có nhu cầu.
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được,
công tác dân số và phát triển còn một số khó khăn thách thức như: mức sinh giữa các huyện, thành
phố trong tỉnh có
sự chênh lệch, tỷ lệ sinh
con thứ 3 trở lên vẫn tiếp tục tăng; tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh có xu hướng tăng và
biến động phức tạp, theo công bố của Bộ Y tế tại Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 02/8/2021 về
danh sách các tỉnh, thành phố thuộc các vùng theo tỷ số giới tính khi sinh sử
dụng để xây dựng Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021
- 2025, trong đó Cao Bằng thuộc nhóm 2, là nhóm có tỷ số giới tính khi sinh từ
109 - 112 trẻ trai/100 trẻ gái sinh ra sống; Đội ngũ
cán bộ làm công tác dân số tuyến cơ sở có nhiều biến động và mất cân đối ở
tuyến xã.
Bác sĩ Đỗ Thị Chính, Chi cục trưởng Chi cục Dân số tỉnh cho
biết: trong thời gian tới Chi cục sẽ tiếp tục tham mưu cho Sở Y tế, Ban Chỉ đạo
công tác Dân số tỉnh thực hiện
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; đổi mới, nâng cao
hiệu quả công tác thông tin, truyền thông, vận động và giáo dục, nội dung chuyển
trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển,
tiếp tục phấn đấu đạt mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ ), chú trọng toàn diện
các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số, trong đó ưu
tiên thực hiện các mục tiêu giảm tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và
nâng cao chất lượng dân số. Mở rộng cung cấp các dịch vụ sàng lọc, chẩn đoán và
điều trị sớm một số bệnh, tật trước khi sinh và sơ sinh, dịch vụ tư vấn và khám
sức khỏe tiền hôn nhân. Đẩy mạnh hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Tiếp tục kiện toàn bộ máy làm công tác dân số theo hướng tinh gọn, chuyên
nghiệp, hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành đáp ứng
yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển; Đẩy mạnh xã hội hóa
công tác dân số, tích cực huy động sự đóng góp của toàn xã hội, khuyến khích
các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp… ủng hộ
tích cực, tham gia có hiệu quả công tác này.
Mai
Hoa