Đề xuất mức hỗ trợ nhân sự chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng 5 triệu đồng/tháng
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng nhằm tạo cơ chế khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng chuyển đổi số vào khám chữa bệnh. Ảnh: Mai Hoa
Trong bối cảnh cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chuyển đổi số
trên mọi lĩnh vực, nhất là triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính
phủ số. Tuy nhiên quá trình
chuyển đổi số quốc gia
còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt là sự dịch
chuyển nguồn nhân lực công nghệ thông tin có trình độ cao từ khu vực công sang
khu vực tư ngày càng tăng dẫn tới thiếu hụt nhân sự mà nguyên nhân chủ yếu
là do môi trường làm việc và chính sách tiền lương, thu nhập của đối tượng này còn nhiều bất cập.
Để có cơ chế
khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ công tác chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng, Bộ
Nội vụ đã xây dựng Nghị định quy định
về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an
toàn, an ninh mạng và
đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện dự thảo.
Theo
dự thảo, Nghị định quy định về mức hỗ trợ đối với người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng
theo vị trí việc làm được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Đối tượng được hỗ trợ
là những người làm công tác
chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn mạng, gồm cán bộ, công chức, viên chức
đảm nhiệm vị trí việc làm chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông
tin mạng hoặc an toàn thông tin, giao dịch điện tử theo quy định về vị trí việc
làm chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm chuyên ngành của cơ quan có thẩm
quyền.
Nhóm đối tượng thứ hai là những
người làm công tác chuyên trách về chuyển đổi số, an toàn, an ninh mạng trong
ngành Công an, Quân đội gồm sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; người làm công tác cơ yếu thuộc
Quân đội nhân dân hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đang phục vụ tại ngũ theo
vị trí việc làm. Mức đề xuất hỗ trợ của Nghị định là 5.000.000 (5 triệu đồng)/tháng.
Ngoài ra,
dự thảo Nghị định còn đề xuất quy định về thời gian các đối tượng không được
tính hưởng mức hỗ trợ, bao gồm: Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục
từ 1 tháng trở lên; thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian bị tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công
tác hoặc đình chỉ công tác từ 1 tháng trở lên; thời gian được cơ quan có thẩm
quyền điều động đi công tác, học tập, làm việc mà không trực tiếp làm công tác
chuyên trách liên tục từ 1 tháng trở lên.
Nghị định quy định nguồn kinh
phí để thực hiện mức hỗ trợ là do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân
sách hiện hành.
Cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt Đề án
vị trí việc làm có trách nhiệm xác định cụ thể vị trí việc làm của
người làm công tác chuyên trách tại cơquan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý để làm
cơ sở thực hiện mức hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
Hiện nay việc xây dựng Chính
phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt
được nhiều kết quả tích cực.Việc hỗ trợ đội ngũ chuyên
trách về chuyển đổi số, an toàn và an ninh mạng là yếu tố quan trọng góp phần hạn chế tình trạng chảy máu
chất xám ra khu vực tư nhân, đảm bảo quá trình chuyển đổi số quốc
gia diễn ra an toàn, hiệu quả và bền vững.
Hoàng
Trang (t/h)