Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm trong mùa Lễ hội
Lượt xem: 568
Vào tháng Giêng, tháng 2 âm lịch hàng năm, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng lại rộn rã, nô nức vui xuân, trẩy hội để cầu lộc, cầu mùa, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa. Đi kèm với đó là các dịch vụ ăn uống rất phong phú, đa dạng, thuận tiện cho khách du xuân tham dự; hình thức chế biến thức ăn cũng muôn màu, muôn vẻ, có loại làm sẵn, có loại chế biến ăn tại chỗ… Để tránh những nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong mùa Lễ hội, Ban Quản lý Lễ hội cũng như người dân cần có các biện pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo công tác VSATTP.
anh tin bai

Không bày bán thực phẩm sát mặt đất, cần phải có phương tiện che đậy, bao gói thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.

 

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, hàng năm có rất nhiều Lễ hội nhưng có thể kể đến những Lễ hội lớn, thu hút đông đảo người dân trong vùng cũng như khách thập phương tham gia, như: Lễ hội Lồng Tồng; Hội Đền Vua Lê; Hội Chùa Đống Lân; Hội Chùa Đà Quận; Lễ hội Đền Kỳ Sầm; Lễ hội Nàng Hai; Lễ hội Pháo Hoa… Do vậy, nhu cầu sử dụng, tiêu dùng thực phẩm, hàng hoá của người dân, du khách vì thế cũng tăng cao. Điều này khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát, xử lý những vi phạm; người dân cần nâng cao cảnh giác để hạn chế tối đa những nguy cơ về VSATTP.

Những nguy cơ về VSATTP trong mùa Lễ hội

Do mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được sản xuất, chế biến từ các cơ sở, cá nhân, các hộ gia đình thường không chuyên nghiệp, không đăng ký kinh doanh nên sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượng VSATTP.

Các Lễ hội thường tổ chức ở ngoài trời, nên dịch vụ ăn uống cũng mang tính tạm bợ, chật chội, lều quán đơn giản, thiếu nước sạch, thiếu điều kiện bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn. Nhiều nơi chen chúc, quán thấp, quán cao, kê sát nhau, thậm chí bày cả trên mặt đất, lấn cả đường đi, lối lại.

Tình trạng môi trường bị ô nhiễm do bụi, gió, ruồi, mưa, nắng… làm cho thực phẩm cũng dễ bị ô nhiễm.

Người bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về VSATTP, thiếu các trang thiết bị và các dịch vụ khác nên dễ xảy ra tình trạng ô nhiễm thực phẩm.

Trong thời gian diễn ra Lễ hội, lưu lượng người đi lại, ăn uống đông đúc, dồn dập dễ tạo ra sự lây nhiễm vào thức ăn.

Mùa Lễ hội thường là mùa xuân, mưa phùn, ẩm ướt tạo điều kiện cho thực phẩm bị nhiễm nấm mốc gây bệnh, thức ăn, đồ uống dễ bị hư hỏng, dễ bị nhiễm mầm bệnh…

Các biện pháp cơ bản để đảm bảo VSATTP trong mùa Lễ hội

Để đảm bảo an toàn cho khách đến Lễ hội, chính quyền địa phương, cũng như Ban Quản lý Lễ hội, cơ quan y tế địa phương và các ban, ngành liên quan cần có các biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm VSATTP trong Lễ hội.

Quy hoạch, bố trí các quán ăn, quầy hàng đảm bảo thuận tiện cho người đi lại và vệ sinh an toàn trong ăn uống.

Đảm bảo các điều kiện thiết yếu như: nước sạch, quầy tủ hàng, quán hàng, bàn ghế, phương tiện bảo quản, phương tiện tiếp phẩm… không để thực phẩm bị ô nhiễm.

Cung cấp các dịch vụ thu gom chất thải hàng ngày, tránh để phát triển ruồi, muỗi, côn trùng… Đặc biệt, chú ý nước thải và rác thải không được để ứ đọng; cần sử dụng thùng rác có nắp đậy.

Dụng cụ chế biến, chứa đựng và sử dụng thực phẩm phải sạch, phải có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.

Phải rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm, không dùng tay trực tiếp cầm, nắm, bốc thức ăn chín, thức ăn ăn ngay; phải có dụng cụ riêng để gắp, múc thức ăn hoặc sử dụng găng tay sạch dùng 1 lần.

Không bày bán thực phẩm sát mặt đất, cần phải có phương tiện che đậy, bao gói thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn.

 

Đức Giang

 

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang