Trong những năm qua, công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng đã được các cấp các ngành quan tâm ban hành nhiều văn bản chỉ đạo để thực hiện Quyết định số 02/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cao Bằng đãban hành Kế hoạch số 874/KH- UBND ngày 14/4/2022 thực hiện chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng tỉnh Cao bằng giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Đồng chí Vương Thị
Tuyên - Phó Giám Đốc Sở Y tế và đoàn kiểm tra các hoạt động phòng chống dinh dưỡng
tại Trạm Y tế Thị trấn Tà Lùng, huyện Quảng Hoà. Ảnh: Đức Giang
Cao Bằng là một trong số các tỉnh nằm trong
danh sách ban hành kèm theo Quyết định số 861/QĐ- TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc
vùng đồng bằng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025; trong đó có 126 /161 xã vùng 3 và 7/10 huyện,
thành phố nghèo thụ hưởng sự hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021-2025
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành Y tế
đã phối hợp với ngành Giáo dục; UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện
các mục tiêu cải thiện dinh dưỡng, Ban hành các văn bản chỉ đạo Trung tâm kiểm
soát bệnh tật tỉnh và trung tâm Y tế tuyến huyện/thành phố thực hiện các hoạt động
nhằm đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh
giá và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nội dung cải thiện dinh dưỡng theo
quy định;
Các hoạt động được sự hỗ trợ từ CTMTQG đã triển
khai thực hiện trên địa bàn tỉnh bao gồm: hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng, chống suy
dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi, tăng cường hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục
chăm sóc dinh dưỡng, can thiệp phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng; bảo vệ,
chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi); Duy trì cân và theo dõi biểu đồ tăng trưởng
hàng tháng, bổ sung đa vi chất cho trẻ dưới 5 tuổi, tăng cường công tác
thông tin, truyền thông và tư vấn bà mẹ nuôi con nhỏ, người chăm sóc trẻ về lợi
ích của việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em 0-16 tuổi.
Đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ
y tế tuyến cơ sở, nhân viên y tế thôn bản và cán bộ, nhân viên chăm sóc, bảo vệ trẻ em cấp
xã, tăng cường nguồn lực và vai trò phối hợp liên ngành về cải thiện chăm sóc
dinh dưỡng cho trẻ 0-16 tuổi.
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trẻ hàng năm
và định kỳ theo kế hoạch cho trẻ dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới
thoát nghèo , trẻ em dưới 16 tuổi và phụ nữ mang thai trên địa bàn huyện nghèo,
Cung cấp các kiến thức tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ từ lúc mang thai cho đến khi
trẻ được 2 tuổi; Cấp phát sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ trên 6 tháng đến 23 tháng
tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi bổ sung vào bữa ăn của trẻ; Hướng dẫn Phát hiện,
điều trị và quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại cộng đồng; Thực hiện
khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi tại các xã vùng III Hỗ trợ
chăm sóc cho phụ nữ trước trong và sau sinh tại nhà; Hướng dẫn Tăng cường chăm
sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú; nuôi con bằng sữa mẹ và ăn
bổ sung thông qua các hình thức truyền thông trực tiếp, thực hành dinh dưỡng tại
trạm y tế xã, phường, thị trấn, thôn bản…Triển khai mô hình dinh dưỡng 1000
ngày đầu đời tại 28 xã trong năm 2024.

Chị
Hoàng Thị Thu - Chi hội Phụ nữ, kiêm công tác dân số, Y tế thôn bản xóm Đông
Sằng, xã Quang Trung ( Hoà An) hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cho các bà mẹ và người chăm sóc trẻ
Kết quả đạt được đến thời điểm tháng 7/2024
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5
tuổi giảm xuống còn 29.% so với năm 2022
là 29,2 %, phấn đấu đến năm 2025 chỉ còn dưới 28% và dưới 27% vào năm 2030. Tỷ lệ suy dinh dưỡng
gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống 4,6 % so với năm 2022 là 8,1%, phấn đấu đạt
dưới 5% vào năm 2025 và dưới 3% vào năm 2030. Tỷ lệ nhẹ cân trẻ em dưới 5 tuổi
giảm xuống còn 16,3%, so với năm 2022 là 16,4 %.
Công tác cải thiện tình trạng thiếu vi chất
dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai tại tỉnh
hiện nay đang thực hiện: Duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được bổ sung vitamin
A 02 đợt/năm đạt 99,21%; Duy trì tỷ lệ phụ nữ có thai được bổ sung viên đa vi
chất từ khi mang thai đến 1 tháng sau sinh đạt trên 90%.
Công tác tăng cường
khả năng tiếp cận và chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc dinh
dưỡng cho phụ nữ mang thai. Đến nay tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ít
nhất 4 lần/3 kỳ đạt 82,4 % phấn đấu vào năm 2025 và đạt 85% vào năm 2030; Tỷ lệ
phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ đạt 89,5% .% phấn đấu đạt 89%
vào năm 2025 và đạt 90% vào năm 2030; 56,3 % phụ nữ có thai được cung cấp kiến thức, kỹ năng về lợi ích của việc
chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ trong 1.000 ngày đầu đời. 38,2 % phụ nữ có thai, bà
mẹ nuôi con dưới 2 tuổi được tư vấn, hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng trong 1.000
ngày đầu đời lồng ghép trong chăm sóc trước sinh tại trạm y tế xã và tại cộng đồng.
Đối với hoạt động nâng
cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ
sở y tế trên
địa bàn tỉnh đang được thực hiện theo hình thức tập huấn kiến thức về dinh dưỡng cộng đồng,
phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, dinh
dưỡng hợp lý dự phòng các bệnh mãn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Bảo
đảm công tác giám sát dinh dưỡng theo quy định; các tình huống khẩn cấp về dinh
dưỡng do thiên tai, thảm họa được xây dựng kế hoạch can thiệp kịp thời.
Các hoạt động đang được
tiếp tục tăng cường triển khai trong thời gian tới như: Cử viên chức tuyến tỉnh
tham dự tập huấn cập nhật kiến thức tại tuyến trung ương để chuyển giao tại tỉnh.
Hướng dẫn, giám sát hỗ trợ tuyến dưới triển khai thực hiện mô hình dinh dưỡng
1000 ngày đầu đời. Phối hợp với Viện Dinh Dưỡng Triển khai điều tra đánh gía
dinh dưỡng giữa kỳ CTMTGNBV Giai đoạn
2021-2025; Theo dõi, đôn đốc các hoạt động hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ thuộc đối tượng
thụ hưởng….
Bên cạnh những kết quả đạt được công tác cải
thiện tình trạng dinh dưỡng thuộc CTMTQG trên địa bàn tỉnh Cao Bằng còn gặp một
số khó khăn thách thức như: Thiếu nguồn nhân lực để thực hiện các hoạt động tại
y tế cơ sở nói chung.
Mạng lưới y tế kiêm nhiệm nhiều việc chưa được đào tạo
cơ bản theo thông tư 27/2023/TT- BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế Quy định tiêu
chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nhân viên y tế thôn, bản; Cô đỡ thôn, bản;
Tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch đề ra, Cần nâng cao đẩy mạnh công tác truyền
thông, giáo dục sức khoẻ, nhận thức, thay đổi hành vi của người dân, thúc đẩy
thực hành đúng về các can thiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhằm đạt các mục tiêu
kế hoạch đề ra trong hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thực hiện có hiệu
quả các hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia hỗ trợ. Qua đó góp phần quan trọng vào công tác chăm
sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa
bàn tỉnh.
Ngọc Anh