Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Bệnh viện Y học cổ truyền tổ chức Kỷ niệm ngày truyền thống Y Dược cổ truyền
Lượt xem: 2441
Ngày 22/2/2016, (tức ngày rằm Tháng Giêng năm Bính Thân), Bệnh viện Y học Cổ truyền tổ chức Lễ kỷ niệm ngày truyền thống Y học cổ truyền và 225 năm ngày mất của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông. Đến dự buổi lễ có đồng chí Nông Hữu Lương - Phó giám đốc Sở Y tế và một số đồng chí lãnh đạo đã nghỉ hưu nguyên là Giám đốc Bệnh viện Y học Cổ truyền qua các thời kỳ.
Tại buổi Lễ, Bác sĩ Lê Thị Tuyết Chinh, Giám đốc Bệnh viện đã ôn lại thân thế, sự nghiệp của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông. Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sinh ngày 11 tháng 12 năm 1720 (tức ngày 12 tháng 11 năm Canh Tý) tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hưng Yên, nay là xã Hoàng Hữu Nam huyện Yên Mỹ, tỉnh Hải Dương. Ông mất ở quê mẹ xứ Bầu Thượng, xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn vào ngày rằm tháng giêng năm Tân Hợi (1791) thọ 71 tuổi.

Xuất thân trong một gia đình khoa bảng, Cha đỗ Tiến sĩ, làm Thượng Thư đời Lê Dụ Tôn. Hồi nhỏ theo cha đi học ở Thăng Long, năm 1739 cha mất, lớn lên gặp thời loạn, vua Lê hư vị, Chúa Trịnh lộng quyền, các nơi đều nổi dậy chống đối, có phen Ông cũng ra cầm quân dẹp loạn, nhưng vì chán ghét cuộc chém giết tương tàn, nên Ông viện cớ về quê nuôi mẹ. Nhân bị đau ốm, Ông tìm đến vị Lương y Trần Độc ở núi Thành, xã Hương Cần, huyện Thanh Chương, Nghệ An để chữa bệnh. Trong thời gian chữa bệnh ở đó hơn 2 năm, Ông đã nghiên cứu các sách y học kinh điển nhất là bộ Phùng Thị Cẩm Nangvà cùng họ Trần bàn luận về y học. Suốt cả cuộc đời làm thuốc, ông đã có công sưu tầm, phát triển và bổ sung 305 vị thuốc nam, thu nhập tổng hợp 2.854 phương thuốc hay của các bậc tiền bối lưu truyền trong dân gian.

Hơn 40 năm miệt mài nghiên cứu và tận tụy chữa bệnh cứu người, Hải Thượng Lãn Ông được nhân dân suy tôn là Đại Danh Y. Ông đã để lại cho nền Y học Việt Nam một di sản quý giá, đặc biệt là bộ sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển. Đó chính là bộ giáo khoa kinh điển mẫu mực, góp phần đào tạo, bồi dưỡng về y đức, y đạo, y thuật cho các thầy thuốc đời sau.

Đối với Hải Thượng Lãn Ông thì ngoài việc học tập để có khả năng thành một thầy thuốc, còn phải trau dồi đạo đức cho thật đầy đủHải Thượng Lãn ông đã viết 9 Điều “Y huấn cách ngôn” răn dạy người thầy thuốc, hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Hơn 2 thế kỷ đã trôi qua, nhưng tư tưởng và phương pháp tiến bộ cũng như thái độ khoa học chân chính của Hải Thượng Lãn ông vẫn còn là một bài học có tính thời sự nóng hổi và vô cùng quí báu để chúng ta học tập và noi theo.

Để tưởng nhớ và ghi nhận công lao của Hải Thượng Lãn Ông đối với nền y học cổ truyền nước nhà, Bộ Y tế đã quyết định lấy ngày mất của Ông là ngày truyền thống y dược cổ truyền.

Học tập và làm theo tâm gương về y đức, y đạo, y thuật của Hải Thượng Lãn Ông, cán bộ, viên chức của Bệnh viện Y học cổ truyền nguyện hứa không ngừng học tập chuyên môn, trau dồi y đức, hết lòng phục vụ người bệnh để thực sự trở thành một bệnh viện đứng đầu về Y học cổ truyền của ngành y tế Cao Bằng, xứng đáng với danh hiệu ” Đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới” mà Chủ tịch nước đã trao tặng.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang