Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Bác sĩ Đỗ Quang Tạc - Người luôn coi trọng và đánh giá cao vị trí, vai trò của hệ thống y tế ở tuyến xã
Lượt xem: 1814
Bác sĩ Đỗ Quang Tạc (1932 -2015), nguyên Giám đốc Sở Y tế - Thể dục thể thao Cao Bằng, nguyên Trưởng ty Ty Y tế Cao Bằng, nguyên Trưởng ty Ty Y tế Cao Lạng, trong quá trình công tác luôn đánh giá cao, coi trọng vị trí, vai trò y tế xã đặc biệt trong phòng chống dịch bệnh.
Sinh ra tại Bế Triều, Hòa An, vùng đất giàu truyền thống cách mạng nên đã đưa bác sĩ Đỗ Quang Tạc đến với phong trào Cách mạng từ rất sớm, tháng 4/1945 tham gia Tổ chức Thiếu nhi cứu quốc xóm Mỹ Liên, xã Bế Triều; tháng 10/1946 thoát ly dạy bình dân học vụ tại xã Nguyễn Huệ, Hòa An; năm 1948 – 1949 làm việc in, khắc Báo Việt – Hoa thuộc Báo Sự thật; ngày 28/6/1949 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam; từ năm 1950 đi học văn hóa (cấp II) tại Phia Cháng – Hòa An, sau khi học xong văn hóa thì tham gia Huyện đoàn Hòa An rồi về công tác tại Ủy ban hành chính Khu tự trị Việt Bắc, sau đó tiếp tục đi học văn hóa tại Hà Nội; tháng 6/1958 thi đỗ và vào học tại Trường Đại học y Hà Nội; tháng 11/1963 tốt nghiệp ra trường và tháng 1/1964 đến nhận công tác tại Khoa Ngoại – Sản Bệnh viện tỉnh Cao Bằng; tháng 3/1965 được bổ nhiệm làm Bệnh viện phó Bệnh viện tỉnh kiêm Hiệu phó Trường Trung cấp y tế Cao Bằng; tháng 9/1966 được bổ nhiệm làm Phó Trưởng ty Y Ty y tế Cao Bằng; tháng 10/1969 được bổ nhiệm làm Trưởng ty Y Ty y tế. Tháng 01/1976 tỉnh Cao Bằng hợp nhất với tỉnh Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, bác sĩ Bác sĩ Đỗ Quang Tạc tiếp tục được bổ nhiệm làm Trưởng ty Y Ty y tế Cao Lạng. Tháng 01/1979, tỉnh Cao Bằng được tái lập trở lại, bác sĩ Bác sĩ Đỗ Quang Tạc được bổ nhiệm Trưởng ty Y Ty y tế Cao Bằng.
Để đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, thực hiện Chỉ thị số 407-CP ngày 14/11/1979 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ), tháng 4/1980, Tỉnh ủy – UBND tỉnh đã cho hợp nhất Ty Y tế Cao Bằng với Ty Thể dục thể thao Cao Bằng thành Sở Y tế - Thể dục thể thao Cao Bằng; bác sĩ Bác sĩ Đỗ Quang Tạc được Tỉnh ủy – UBND tỉnh bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Y tế - Thể dục thể thao Cao Bằng. Tháng 12/1982 bác sĩ Bác sĩ Đỗ Quang Tạc được Bộ Y tế điều động đến nhận công tác tại Bình Thuận và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Trung cấp y tế Bình Thuận cho đến khi nghỉ hưu tháng 11/1989.
Sớm tham gia cách mạng, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện trở người bác sĩ thuộc thế hệ bác sĩ đầu tiên là con em của đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng, trong suốt quá trình công tác, cống hiến của mình, bác sĩ Đỗ Quang Tạc luôn luôn hết mình vì công việc, vì nhiệm vụ được Đảng phân công; đặc biệt sau khi học xong bác sĩ và công tác trong ngành y tế, bác sĩ Đỗ Quang Tạc đã tận tâm, tận lòng cống hiến cho sự nghiệp y tế mà trong đó có 18 năm trực tiếp cống hiến cho sự nghiệp y tế tỉnh Cao Bằng (từ năm 1964 -1982).
Từ khi vào công tác trong ngành y tế, là bác sĩ nên bác sĩ Đỗ Quang Tạc rất yêu thích chuyên môn, mong muốn làm chuyên môn để được trực tiếp phục vục nhân dân; trong bản ghi lại quá trình công tác gửi Sở Y tế Cao Bằng năm 1999 của bác sĩ Đỗ Quang Tạc viết giai đoạn đầu khi mới vào công tác trong ngành y tế Cao Bằng của mình thật bình dị: “Tôi thích làm chuyên môn – làm một bác sĩ phẫu thuật ngoại sản. Sáng làm việc tại Khoa Sản dưới sự điều khiển của Trưởng khoa Bs Nguyễn Thế Cát. Chiều ở Khoa Ngoại – tham gia các ca mổ phiên dưới sự điều khiển của Bs Nguyễn Thiện Trung”. Khi đã được Bộ Y tế, Tỉnh ủy – UBND tỉnh giao nhiệm vụ người làm công tác quản lý ngành y tế Cao Bằng, bác sĩ Đỗ Quang Tạc có những tư duy, quan điểm và chỉ đạo sâu sát trong xây dựng, phát triển và hoạt động của ngành y tế Cao Bằng, nhất là định hướng về xây dựng, phát triển y tế tuyến xã; bước vào ngành y với xuất phát ban đầu là người làm công tác điều trị, qua quá trình công tác và trở thành người làm quản lý, bác sĩ Đỗ Quang Tạc đã nhận thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng vô cùng to lớn của hệ thống y tế xã đối với công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là đối với lĩnh vực y tế dự phòng, đánh giá của bác sĩ Đỗ Quang Tạc về hệ thống y tế xã vô cùng sâu sắc, trong bài viết trên Báo Cao Bằng ngày 26/8/1970 kỷ niệm 25 năm Cách mạng Tháng Tám có tiêu đề “25 năm phát triển công tác y tế sức khỏe nhân dân các dân tộc Cao Bằng được nâng lên không ngừng”, bác sĩ Đỗ Quang Tạc đã ghi nhận vai trò của y tế xã trong chăm sóc sức khỏe: “Nhân dân đến khám và chữa tại trạm chữa bệnh xã, bệnh viện ngày càng nhiều. Hằng năm tỉnh ta lại tổ chức tiêm chủng cho hơn 20 vạn trẻ em và người lớn. Nhờ làm tốt công tác tiêm chủng, những bệnh hiểm nghèo đã được giảm bớt, có bệnh không còn nữa. Bệnh thổ tả, đậu mùa đã bị loại trừ”“Phát huy truyền thống Cách mạng Tháng Tám và thành tích đã đạt được; nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục giữ vững mạng lưới y tế, xây dựng nhiều trạm chữa bệnh xã”.
Ba năm sau, trên Báo Cao Bằng ngày 17/3/1973 với bài viết có tiêu đề “Công tác phòng bệnh có kết quả là nhờ có mạng lưới y tế xã”, Bác sĩ Đỗ Quang Tạc đã khẳng định: Công tác chữa bệnh ai cũng biết rất quan trọng, nhưng có bệnh rồi mới chữa là bị động và không tích cực, dù có chữa khỏi cũng đã mất tiền, mất thời gian sản xuất và không thể một lúc chữa được nhiều người. Ngược lại công tác phòng bệnh là tích cực phòng cho hàng vạn, hàng triệu con người. Như làm tốt công tác tiêm chủng trừ tả, thương hàn, ho gà, bạch hầu, lao…Về trẻ em còn được uống phòng bại liệt, chủng đậu tránh được những vụ dịch lớn gây thiệt hại cho nhiều người và còn ảnh hưởng đến sản xuất”; cùng bài viết này tiếp theo trên Báo Cao Bằng ngày 24/3/1973 với tiêu đề “Giữ vững mạng lưới y tế để phục vụ công tác bảo vệ sức khỏe trước mắt và lâu dài”, tầm quan trọng, vị trí, nhiệm vụ của trạm y tế xã được Bs Đỗ Quang Tạc nhấn mạnh: “trạm y tế xã có vị trí quan trọng cho kế hoạch phòng bệnh, chữa bệnh trước mắt và lâu dài. Hằng năm trạm đề xuất với cấp ủy và chính quyền trên cơ sở tình hình bệnh tật đã nắm được, đề ra các biện pháp phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong xã. Dự kiến về tỷ lệ sinh đẻ để có kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa nhằm phục vụ cho đời sống và sản xuất được cân đối, nâng cao”, “nhiệm vụ của y tế xã còn phải thực hiện kế hoạch tiêm chủng phòng bệnh cho nhân dân để ngăn ngừa không cho dịch xảy ra” và “Để đi sát nhiệm vụ trên chỉ có trạm y tế xã là cơ sở hằng ngày gần gũi nhất theo dõi bệnh tật bảo vệ sức khỏe cho nhân dân”. Trong bài thơ mừng xuân Tân Dậu 1981 gửi cho ngành y tế Cao Bằng, Bác sĩ Đỗ Quang Tạc gửi gắm “Trạm xã dựng lên đẹp lòng dân”.
Bác sĩ Đỗ Quang Tạc đã đi xa nhưng những đánh giá, nhìn nhận cách đây trên 40 năm của Bác sĩ Đỗ Quang Tạc về vị trí, vai trò hệ thống y tế xã trong công tác chăm sóc sức khỏe vẫn hết sức sâu sắc để các thế hệ người làm công tác ngành y tế Cao Bằng tiếp tục phấn đấu thực hiện trong tham mưu, đề xuất, xây dựng, củng cố và phát triển mạng lưới y tế ở tuyến xã.

Bài viết “Công tác phòng bệnh có kết quả là nhờ có mạng lưới y tế xã” trên Báo Cao Bằng ngày 17/3/1973
của Bác sĩ Đỗ Quang Tạc –Trưởng ty Y tế Cao Bằng



Nghị quyết số 32/NQ.NS.CB ngày 09/3/1979 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng
bổ nhiệm Bs Đỗ Quang Tạc làm Trưởng ty Y tế Cao Bằng sau khi tỉnh Cao Bằng tái lập
trên cơ sở chia tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn
theo địa giới hành chính như trước khi hợp nhất

Thơ mừng xuân Tân Dậu 1981 của Bs Đỗ Quang Tạc
viết gửi Sở Y tế Cao Bằng

Quyết định 271 UB/QĐ-TC ngày 15/4/1980 của UBND tỉnh Cao Bằng
bổ nhiệm Bs Đỗ Quang Tạc làm Giám đốc Sở Y tế - Thể dục thể thao

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang