Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Vai trò nhân viên tiếp cận cộng đồng trong truyền thông phòng, chống HIV/AIDS
Lượt xem: 2202
Để tiếp cận, tư vấn về tác hại của lây truyền HIV/AIDS cho người nhiễm HIV/AIDS cũng như gia đình và cộng đồng, chúng ta cần có một mạng lưới truyền thông “đặc biệt”. Họ chính là nhân viên tiếp cận cộng đồng (NVTCCĐ).
Hiện nay toàn tỉnh có 56 nhân viên tiếp cận cộng đồng là những người được các chương trình, dự án tuyển chọn, đào tạo để tiếp cận với những người nghiện chích ma túy, người bán dâm để tuyên truyền cho họ về phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS; Cung cấp cho họ phương tiện thực hiện các hành vi an toàn (bơm kim tiêm, BCS...). Đồng thời vận động họ đến tiếp cận các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và điều trị HIV/AIDS.
Qua giới thiệu của cán bộ phụ trách nhóm Tiếp cận cộng đồng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, chúng tôi gặp anh Hoàng Quang Vinh - Nhân viên tiếp cận cộng đồng trú tại Phường Duyệt Trung, Thành phố Cao Bằng, anh có dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn; Vẻ mặt anh luôn trầm tư khi chia sẻ với tôi: năm 2001, anh tình nguyện tham gia nhóm NVTCCĐ, anh cũng đã chứng kiến nhiều sự mất mát do căn bệnh AIDS, những cái chết như vậy luôn ám ảnh trong tâm trí anh, nó đã để lại cho gia đình họ “mất mát” mà cả những gia đình họ không mong muốn, đó cũng là lý do vì sao anh lại tham gia nhóm NVTCCĐ. Không định trước thời gian, bất cứ lúc nào đối tượng có thể là anh lại đến gia đình những người nghiện ma túy để tuyên truyền, phát tờ rơi cho những đối tượng nghiện ma túy để họ hiểu rõ về tác hại của lây truyền HIV qua đường máu, đường tình dục, qua đường sữa mẹ. Qua đó mọi người sẽ biết cách sử dụng bao cao su đúng cách, tiêm chích an toàn, phòng tránh lây truyền HIV cho người khác. Những công việc nghe thoáng qua tưởng chừng như đơn giản, nhưng có ở “trong cuộc” người ta mới cảm nhận được sự khó khăn khi phải tiếp xúc với những người nghiện ma túy, những dòng tâm sự như cứ nghẹn lại trong anh, để rồi sau những tiếng nấc đó, anh lại chia sẻ: công việc nhiều khi thuận lợi, đôi khi cũng khó khăn, nhiều đối tượng khi anh đến họ xua đuổi, từ chối tiếp cận do vậy anh không thể trao đổi được. Sau những lần như vậy, anh cũng kiên trì tiếp cận nên một thời gian sau khi tuyên truyền, những người nhiễm HIV và những người tiêm chích ma túy đã hiểu ra tác hại của lây nhiễm HIV/AIDS, từ đó có sự thay đổi hành vi an toàn cho chính họ và cho xã hội.
Cũng như anh Vinh, Chị Hoàng Kim Tuyến - Nhân viên tiếp cận cộng đồng trú tại Phường Sông Bằng cũng thường xuyên tìm đến các nhà hàng, khách sạn hay các tụ điểm bán dâm, địa bàn người bán dâm hay tụ tập tiếp cận, tư vấn, chia sẻ thông tin với về cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, thực hiện hành vi tình dục an toàn và HIV/AIDS. Trong công việc, nhiều trường hợp rất khó tiếp cận, họ tỏ thái độ bất cần, không hợp tác, sợ nhân viên tiếp cận cộng đồng đến dẫn theo lực lượng công an; Bên cạnh đó một số tụ điểm hay thay đổi thường xuyên nên cũng rất khó tiếp cận. Do vậy các chị lại càng phải kiên trì, bền bỉ tạo lòng tin với họ và khi cần sẽ thông qua bạn bè của đối tượng để tư vấn.
Với sự nhạy cảm, tinh tế và những kinh nghiệm sáng tạo rút ra trong quá trình làm việc những NVTCCĐ hoàn toàn có thể tự tin với công việc của mình. Mặc dù còn một chặng đường chông gai phía trước nhưng những NVTCCĐ là những “nhịp cầu” dẫn lối giúp cho nhiều người nhận biết, thay đổi và giảm bớt những hành vi nguy cơ cao để thực hiện các hành vi an toàn phòng tránh HIV/AIDS.
Bác sỹ Quách Hồng Sỹ - Trung tâm phòng chống HIV/AIDS cho biết: Nhóm đối tượng nghiện ma túy và hành nghề mại dâm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV/AIDS, nhưng để tiếp cận tuyên truyền và tư vấn cho họ cực kỳ khó khăn, vì họ luôn trốn tránh không để người khác biết, NVTCCĐ là những người cùng cảnh ngộ nên sẽ dễ tiếp cận và tuyên truyền hơn và họ cũng là người biết rõ con người, địa hình từng địa phương để có phương án tiếp cận và tuyên truyên thích hợp. Ngoài ra các NVTCCĐ còn là người trực tiếp phân phát bao cao su và bơm kim tiêm sạch đến các đối tượng, nếu không có họ thì trách nhiệm sẽ đè nặng lên cán bộ y tế và sẽ không đủ nguồn nhân lực để tiếp nhận, phân phát bao cao su và bơm kim tiêm đến các đối tượng.
Mỗi NVTCCĐ là một nhịp cầu nối giữa những người làm công tác phòng chống HIV/AIDS với người nhiễm HIV/AIDS và đối tượng có nguy cơ cao. NVTCCĐ sẽ giúp những người cùng cảnh ngộ và góp phần trong công tác phòng chống HIV/AIDS của toàn xã hội.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang