Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Những khó khăn thách thức của công tác chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại tỉnh Cao Bằng
Lượt xem: 3680
Tại Cao Bằng, công tác chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS được triển khai từ năm 2003, khi đó mới chỉ có 50 người nhiễm HIV/AIDS được điều trị. Đến năm 2006, được sự hỗ trợ của Cục phòng, chống HIV/AIDS và các dự án Hợp tác quốc tế, chương trình này đã được mở rộng đến tất cả các xã, phường trọng điểm của tỉnh.
Từ khi triển khai 02 phòng khám ngoại trú dành cho người lớn và trẻ em nhiễm HIV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện đa khoa Thành phố Cao Bằng đã thu hút được nhiều người nhiễm HIV/AIDS đến đăng ký để được chăm sóc điều trị. Tính đến ngày 31/10/2013 tại 02 phòng khám đã thu hút 515 bệnh nhân đăng ký quản lý sức khoẻ, trong đó đã cấp thuốc trực tiếp điều trị ARV ( thuốc ức chế sự nhân lên của virut HIV) cho 451 bệnh nhân AIDS (430 người lớn, 21 trẻ em). Người nhiễm được phát hiện, đăng ký quản lý sức khoẻ sớm tại cơ sở y tế sẽ góp phần quan trọng cho người bệnh được nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và giảm tỷ lệ tử vong do AIDS. Năm 2008 toàn tỉnh có 69 trường hợp tử vong do AIDS, năm 2012 có 24 bệnh nhân tử vong (giảm 65,2%). Bệnh nhân tuân thủ tốt trong quá trình điều trị thuốc ARV, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội và đảm bảo chế độ vệ sinh dinh dưỡng... sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công công tác chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác chăm sóc điều trị cho người nhiễm còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: vấn đề phân biệt đối sử kỳ thị của cộng đồng và sự tự kỳ thị chính bản thân người nhiễm là rào cản khiến cho họ khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ. Nhiều bệnh nhân là người nghèo điều kiện kinh tế eo hẹp, giao thông đi lại khó khăn nên khó tiếp cận với việc điều trị. Một số người nhiễm HIV/AIDS làm việc, lao động ở nhiều ngành nghề khác nhau nên việc tuân thủ điều trị, tuân thủ lịch tái khám không đúng theo quy định dẫn đến thất bại trong điều trị. Vì vậy để người nhiễm HIV/AIDS được hưởng lợi các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sống hoà nhập với cộng đồng rất cần được sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ của cộng đồng.
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc điều trị đối với người nhiễm HIV/AIDS. Chúng tôi trích dẫn một số điều luật về chăm sóc, điều trị đối với người nhiễm HIV/AIDS để cộng đồng hiểu hơn và cùng chung tay giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS.
Câu hỏi: Quyền được khám bệnh, chữa bệnh của người nhiễm HIV?
Trả lời: Hiến pháp năm 1992 của nước ta đã quy định quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe là một trong những quyền cơ bản của công dân được Nhà nước bảo đảm. Tất cả mọi người không phân biệt dân tộc, độ tuổi, giới tính, vị trí xã hội và hoàn cảnh kinh tế nếu có bệnh thì đều được hưởng sự chăm sóc y tế. Việc thực hiền quyền này được cụ thể hóa trong Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân: “Mọi người khi ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn được khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nơi công dan cư trú lao động học tập”.
Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và xuất phát từ thực tiễn của công tác phòng, chống HIV/AIDS trong nhiều năm để tiếp tục cống hiến, đem lại lợi ích cho xã hội và việc khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV còn giúp họ khắc phục được tâm lý mặc cảm, không bị xã hội ruồng bỏ, tạo dựng được lòng tin và lối sống tích cực, chủ động phòng ngừa để không làm lây nhiễm bệnh cho người khác nên điểm b khoản 1 Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS đã quy định người nhiễm HIV có quyền được điều trị và chăm sóc sức khỏe.
Câu hỏi: Cơ sở y tế có quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV không?
Trả lời: Không. Cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào khác, các cơ sở y tế và nhân viên y tế không được phép phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV hay người bệnh AIDS. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân quy định quyền của mọi người được khám bệnh khi ốm đau, bệnh tật, bị tai nạn; đồng thời xác định nghĩa vụ của người thây thuốc phải khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn và hướng dẫn cách phòng bệnh cho người bệnh. Cụ thể hơn, Khoản 9 Điều 8 của Luật phòng, chống HIV/AIDS nghiêm cấm việc từ chối khám, chữa bệnh cho người bệnh vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV.
Mặt khác, Bộ Y tế cũng có những quy định chuyên môn chặt chẽ, nhằm tránh cho thấy thuốc, nhân viên y tế không bị lây nhiễm khi trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh chăm sóc về y tế cho người nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS. Những quy định này nếu được tuân thủ một cách chặt chẽ sẽ loại bỏ đến mức tối đa các nguy cơ lây nhiễm cho cán bộ y tế và do vậy, không có lý do gì để họ từ chối khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV.
Trường hợp người bệnh bị cơ ở y tế hoặc nhân viên y tế từ chối gây khó dễ trong việc khám bệnh, chữa bệnh thì có thể khiếu nại đến người phụ trách cơ sở y tế đó hoặc cơ quan thanh tra Nhà nước về y tế có thẩm quyền (Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ) để giải quyết.
Tuy nhiên, do HIV cũng là một bệnh truyền nhiễm nên khi điều trị tại các cơ sở y tế, phải tuân thủ các biện pháp dự phòng chung mà Bộ y tế và nội quy bệnh viện đã đề ra.
Câu hỏi: Người nhiễm HIV khi bị ốm hoặc mắc một bệnh thông thường khác thì có thể khám bệnh, chữa bệnh ở đâu?

Trả lời: Người bệnh vẫn đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế ở nơi cư trú, lao dộng hay học tập, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi vẫn đến khám, chữa bệnh trước khi biết bị nhiễm HIV. Trong trường hợp cấp cứu, người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào gần và thuận tiện nhất. Các cơ sở y tế có trách nhiệm tiếp nhận và khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh.
Về chuyên khoa, pháp luật quy định người nhiễm HIV mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội thuộc chuyên khoa nào thì được cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc chuyên khoa riêng. Nhiễm trùng cơ hội được hiểu là những nhiễm trùng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể người bị suy yếu do bị nhiễm HIV. Nếu cơ sở y tế có điều kiện thành lập chuyên khoa riêng thì sau khi được khám và xác định bệnh thì nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh đến điều trị tại chuyên khoa đó.
Nếu người bệnh đến cơ sở y tế để khám và điều trị thì nên thông báo về tình trạng HIV của mình để được chăm sóc tốt hơn về y tế.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang