Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Lượt xem: 2358
Ngày 30/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1976/QĐ-TTg). Quan điểm quy hoạch là phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam; phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường; Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.

Mục tiêu quy hoạch:

- Về bảo tồn và khai thác dược liệu tự nhiên: quy hoạch các vùng rừng, các vùng có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng dược liệu trọng điểm bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu, đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm (24 loại dược liệu là Bách bộ, Bồ bồ, Câu đằng, Cẩu tích, Chân chim, Chè dây, Chè vằng, Cốt toái bổ, Củ chóc, Dành dành, Dây đau xương, Hạ khô thảo, Hà thủ ô trắng, Hương phụ, Huyết giác, Hy thiêm, Mã tiền, Mạn kinh, Ngải cứu dại, Nhân trần, Sa nhân, Thiên niên kiện, Tràm, Thổ phục linh); xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái. Phấn đấu đến năm 2020 bảo tồn được 50% và năm 2030 là 70% tổng số loài dược liệu của Việt Nam.

- Về phát triển trồng cây dược liệu: quy hoạch phát triển 54 loài dược liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước (tên cụ thể của 54 loài dược liệu thế mạnh tập trung phát triển ở quy mô lớn được ban hành trong danh mục kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg); xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh thái, có quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng quy trình và trồng 60 loài dược liệu và đến năm 2030 là 120 loài dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

- Về phát triển nguồn giống dược liệu: phấn đấu cung cấp đủ giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn. Đến năm 2020 cung ứng được 60% và đến năm 2030 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao; phục tráng, nhập nội, di thực, thuần hóa và phát triển các giống dược liệu có nguồn gốc là vị thuốc bắc sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.

- Tăng dần tỷ lệ nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) trong nhà máy sản xuất thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GMP-WHO), phấn đấu đến năm 2020, đáp ứng được 80% và đến năm 2030 đạt 100% nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc trong nước.

- Tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế, chế biến, chiết xuất dược liệu, các trung tâm kinh doanh dược liệu để tạo lập thị trường thuận lợi cho việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

- Tiếp tục bổ sung quy hoạch phát triển các loài tảo, nấm, động vật, sinh vật biển, vi sinh vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam để sử dụng có hiệu quả mọi nguồn dược liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế xã hội.



ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang