Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ HỘ GIA ĐÌNH TỪ NGÀY 01/01/2015
Lượt xem: 1579
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế (BHYT) có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, theo đó quy định người tự nguyện tham gia BHYT sẽ tham gia theo hộ gia đình. Người tham gia BHYT sẽ được khám, chữa bệnh (KCB), phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; được quỹ BHYT chi trả đối với các chi phí: thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng theo quy định.
Đối tượng tham gia BHYT:
Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu (trừ đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng). Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú (trừ đối tượng đã tham gia BHYT theo các nhóm khác).

Mức đóng BHYT:
Mức đóng:Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở/tháng (hiện nay là 621.000 đồng cho cả năm). Từ người thứ hai trở đi được giảm trừ mức đóng như sau: Đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất; Người thứ 3: Đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất; Người thứ 4: Đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất; Người thứ 5 trở đi: Đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Phương thức đóng BHYT:
Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng BHYT cho tổ chức Bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu BHYT.

Mức hưởng khi khám, chữa bệnh:
a) Khi đi KCBđúng quy định (đúng nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, cấp cứu, hoặc được chuyển tuyến)thì được quỹ BHYT thanh toán: 100% chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấphơn15% mức lương cơ sở (172.500đồng); 100% chi phí KCB tại tuyến xã; 100% chi phí KCB khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (6.900.000 đồng), trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến; 100 % chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT đối với các đối tượng có mã thẻ: (HN, DT, CC, TE, CK, CB, KC, DK, XD, BT, TS, QN, CA, CY); 95 % chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT đối với các đối tượng có mã thẻ: (HT, TC, CN); 80% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT đối với các trường hợp khác.

b) Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia BHYT đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn/ đặc biệt khó khăn (thẻ BHYT có ký hiệu K1, K2) khi tự đi KCB không đúng tuyến thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí KCB đối với bệnh viện tuyến huyện (ngoại trú và nội trú), điều trị nội trú đối với tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại Mục a (Mức hưởng khi khám, chữa bệnh).

c) Trường hợp người có thẻBHYTtự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được thanh toántheo mức hưởng quy định tại Mục a theo tỷ lệ sau: Tại Bệnh viện tuyến Trung ương:40% chi phíđiều trị nội trú. Tại bệnh viện tuyến tỉnh:60% chi phíđiều trị nội trútừ 01/01/2015đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 trong phạm vi cả nước. Tại bệnh viện tuyến huyện:70% chi phí khám, chữa bệnhtừ 01/01/2015đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám, chữa bệnh(cả nội trú lẫn ngoại trú)từ ngày 01/01/2016.

d) Từ ngày 01/01/2016, người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại trạm y tế xã hoặc phòng khám đa khoa khu vực hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh, có mức hưởng theo quy định tại Mục a.

e) Từ ngày 01/01/2021, quỹBHYTchi trả chi phí điều trị nội trútheo mức hưởng như Mục acho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

g) Trường hợp người có thẻ BHYT đi công tác, đi học hoặc tạm trú tại nơi khác thì được KCB tại cơ sở KCB tương đương với cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ.

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang