Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024
Lượt xem: 550
Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, mỗi gia đình thường phải chuẩn bị một số loại thực phẩm như: gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, thịt lợn, gà, vịt, bánh kẹo, hoa quả... Vì vậy, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho các bữa ăn của mỗi gia đình cần có những kiến thức lựa chọn một số thực phẩm an toàn cho những ngày trước, trong và sau Tết.
anh tin bai

Lựa chọn rau xanh đảm bảo an toàn trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. (ảnh Trọng Thụ)

 

Trong dịp tết Nguyên đán, nhu cầu về thực phẩm và các loại hàng hóa luôn tăng cao, chính vì thế những mặt hàng phục vụ người dân trong dịp rằm cũng trở nên đa dạng. Có thể thấy việc mua nhiều và dự trữ thực phẩm để dùng trong dịp này đã trở thành thói quen của nhiều gia đình, nhất là phong tục ăn tết cổ truyền của người dân tỉnh Cao Bằng. Dưới đây là một số cách lựa chọn nhằm đảm bảo an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm xảy ra. Chọn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

Cách lựa chọn thực phẩm

Đối với thịt lợn, thịt bò: Thịt còn tươi khi đạt được các tiêu chuẩn sau: Màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu hay thuốc kháng sinh, Thịt lợn hồng tươi, thịt bò màu đỏ sẫm, thịt phải có độ dính và mềm, có độ đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào mịn thành vết lõm, không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra. Mỡ màu trắng, trên da không có những chấm đỏ, tím hay mảng bầm tím, tụ máu. Khối thịt chắc, cắt không thấy có nước, vết cắt màu sáng khô, tủy tươi có màu trong, bám chặt vào thành ống tủy, đàn hồi.

Đối với thịt gà, vịt: Nên chọn gà, vịt  sống khỏe mạnh lông mượt óng, mào đỏ, hậu môn khô, ức đầy, mắt sáng … Không chọn gà mào tím tái, mắt lờ đờ, chân lạnh, đầu ủ rũ hay vẩy mỏ là những con đang bị bệnh. Với thịt gia cầm đã thịt cần lụa chọn  thịt có màu sắc tự nhiên, từ trắng ngà đến vàng tươi, mắt sáng. Thịt cần có da kín, lành lặn, không có vết bẩn, vết bầm, mốc meo hoặc vết lạ. Thịt gia cầm hỏng thường có màu vàng thẫm, vàng tím hoặc vàng tối sẫm, mắt vẩn đục.

Cách chọn rau, củ quả: Chọn rau, củ quả tươi. Nên chọn rau có màu tươi sáng không héo úa, dập nát, không dính bẩn. Đối với một số loại rau ăn lá không nên chọn rau có bề mặt nhẵn bóng, xanh mướt vì có thể sản phẩm đó được sử dụng các loại phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật. Rau dạng củ, quả nên chọn các loại củ trơn nhẵn, không bị dập nát, màu sắc củ phải đồng nhất, không nên chọn mua các loại củ đã mọc mầm vì ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Cách chọn đường phên làm bánh khảo ngon: Miếng đường nguyên, màu vàng, bề mặt đường phên cát vàng nhỏ, mịn, vị ngọt đậm đà, có mùi thơm của mía.... Không nên chọn đường phên màu sẫm màu, bề mặt không mịn, chảy nước, dính bết, có mùi chua..

Cách chọn mua lá dong: Chọn mua lá dong còn tươi, bản lá đều, bề mặt lá xanh tự nhiên, là không bị rách ... tránh mua lá có mùi mốc, ẩm và lá rách.

Cách chọn gạo nếp ngon: Chọn mua gạo nếp hạt to, tròn đều.... tránh mua nhưng loại gạo hạt vỡ vụn, có mùi hôi, mốc....

Cách chọn mua đỗ xanh: Người tiêu dùng có thể chọn mua đỗ xanh đã qua xử lý vỏ đóng gói sẵn, lưu ý xem kỹ thời hạn sản xuất, hạt đỗ màu vàng, hạt đều, không chọn mua đỗ đã hết hạn sử dụng, hạt có mốc và có màu không tự nhiên. Còn nếu chọn mua đỗ xanh còn nguyên vỏ, thì cần chú ý đến màu sắc, đỗ có còn nguyên vỏ không, có mùi thơm, không nên mua loại đỗ có mùi hôi thối, mốc....

Thực phẩm bao gói sẵn (bánh kẹo, nước giải khát và đồ ăn chế biến sẵn đóng gói nói chúng...): Sản phẩm không được rách, nát, không bị biến dạng. Đặc biệt phải có đủ nhãn mác với các nội dung sau: Tên thực phẩm; Tên, địa chỉ thương hiệu chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng của thực phẩm; Thành phần cấu tạo; Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, bảo quản; Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng và xuất xứ của hàng hóa.

Đối với thực phẩm đông lạnh: Không mua khi sản phẩm không thấy lạnh, hoặc đã bị mềm do không đủ nhiệt độ lạnh để bảo quản, hoặc thấy mầu sắc khác thường, có lớp lông tơ trên bề mặt sản phẩm (vì có thể do bị nhiễm nấm).

Cách bảo quản thực phẩm

Đối với các nguyên liệu rau, củ, quả khi mua về cần phải được sơ chế, rửa bằng nước sạch, để ráo nước, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh hoặc nơi mát, thoáng gió. Đối với nguyên liệu thịt, cá tươi phải được sơ chế, rửa bằng nước sạch, để ráo nước, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản ở ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ cấp đông. Đối với thực phẩm bao gói sẵn, phải làm sạch bao gói, bảo quản sản phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất ghi trên nhãn mác của sản phẩm bao gói sẵn.

Lựa chọn thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh là yếu tố then chốt và quan trọng nhất nhằm hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra. Đứng trước thực trạng trên người tiêu dùng phải tự tìm cách chủ động bảo vệ mình khi chọn mua các loại thực phẩm. Tự trang bị cho mình những kiến thức về phân biệt thực phẩm còn tươi, thực phẩm đã ôi thiu, phân biệt thực phẩm tự nhiên, thực phẩm có sử dụng màu hóa học, để hạn chế ảnh hưởng độc hại từ thực phẩm vào cơ thể. Mọi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình của mình trong những ngày tết cổ truyền đẩm bảo sức khoẻ, sum họp và hạnh phúc.

 

Ngọc Anh

 

 

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang