Bệnh tan máu bẩm sinh hay còn gọi là thalassemia là một loại bệnh di truyền ảnh hưởng đến quá trình tạo globin - thành phần cấu tạo của hồng cầu. Khi có sự đột biến trong gen điều khiển sản xuất globin, sẽ dẫn đến hiện tượng giảm sản xuất hoặc tổng hợp hồng cầu. Từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt hồng cầu và sự suy giảm chất lượng và số lượng. Vì vậy người mắc tan máu bẩm sinh sẽ gặp rất nhiều vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.
Xét nghiệm bệnh Thalassemia để có biện pháp dự phòng, can thiệp, hướng tới một tương lai khỏe mạnh của con em sau này.
Thalassemia
là một trong các bất thường di truyền phổ biến nhất trên thế giới,
tại châu Á có tới gần 30 triệu người mang gen Alpha Thalassemi. Việt Nam
hiện có khoảng 13 triệu người, tương đương 13% dân số, mang gen bệnh tan máu
bẩm sinh. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng bào dân tộc miền núi chiếm tỷ lệ khá
cao, từ 20 - 40% nguyên nhân chính là do kết hôn cận huyết thống. Mỗi năm
có khoảng hơn 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó khoảng
hơn 2.000 trẻ bị bệnh nặng.
Biểu
hiện của bệnh máu bẩm sinh
Tan
máu bẩm sinh là một trong những bệnh duy truyền khá phổ biến hiện nay. Biểu hiện chính của bệnh
là thiếu máu.
Các triệu chứng của tan máu bẩm sinh thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của
bệnh. Dấu hiệu tan máu bẩm sinh có thể gặp là: Mệt mỏi, suy dinh dưỡng, da nhợt nhạt, dễ chảy máu, dễ bầm tím, sưng lạc đạo
và nhiễm trùng dễ
tái phát.
Nguyên
nhân gây tan máu bẩm sinh
Bệnh
tan máu bẩm sinh là bệnh có liên quan đến các đột biến gen có liên quan đến sản
xuất globin.
Dựa
theo quy luật di truyền, con cái sẽ nhận được một nửa vật chất di truyền từ mẹ
và một nửa từ bố. Bệnh thiếu máu Thalassemia di truyền theo thể lặn, nghĩa là
con đều phải thừa hưởng gen bệnh từ cả bố và mẹ thì mới có biểu hiện bệnh lý
lâm sàng một cách rõ ràng.
Nếu
người bình thường lấy người mang gen thì mỗi lần sinh có 50% khả năng con
bình thường và 50% khả năng con mang gen bệnh. Trong trường hợp này, cả bố mẹ
và con cái đều không có biểu hiện lâm sàng đáng kể, trừ có khả năng thiếu máu
nhẹ.
Nếu
hai người mang gen lấy nhau thì mỗi lần sinh 25% khả năng con bình thường, 50%
khả năng con mang gen bệnh và 25% khả năng con bị bệnh.
Nếu
người bệnh lấy người mang gen thì mỗi lần sinh 50% khả năng con bị
bệnh/mang 2 gen bệnh và 50% khả năng con mang gen bệnh. Vì vậy, có khuyến cáo
rằng một cặp vợ chồng trước khi kết hôn hoặc có ý định sinh em bé, đặc biệt ở
các nước có tỉ lệ bệnh Thalassemia cao, nên đi tầm soát bệnh Thalassemia.
Nếu
người bị bệnh lấy người bình thường thì mỗi lần sinh 100% con mang gen
bệnh.
Tan
máu bẩm sinh có nguy hiểm không?
Mỗi
năm có khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc tan máu bẩm sinh. Trong số đó có tới 25%
trẻ mắc bệnh mức độ nặng. Trẻ mắc tan máu bẩm sinh nặng có thể gặp nguy hiểm
đến tính mạng. Bên cạnh đó trẻ mắc tan máu bẩm sinh cần yêu cầu điều trị thường
xuyên và lâu dài.
Mắc
tan máu bẩm sinh có thai được không? Việc các cặp vợ chồng không thực hiện các
sàng lọc trước sinh có thể khiến trẻ sinh ra có khả năng mắc tan máu bẩm sinh.
Trẻ sinh ra mắc tan máu bẩm sinh có nguy cơ gây ra tình trạng bệnh nặng và khó
điều trị sau này.
Để
giảm nguy cơ sinh con mắc tan máu bẩm sinh, các cặp vợ chồng cần thực hiện các
xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai và tư vấn tiền hôn nhân. Nếu kết quả
xét nghiệm cho thấy nguy cơ cao, các cặp vợ chồng có thể cân nhắc các phương
pháp tránh thai không di truyền. Hoặc các quy trình mang thai hỗ trợ như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp với sàng lọc phôi thai để
chọn phôi thai không mắc thalassemia.
Phòng bệnh tan máu bẩm sinh
Tan
máu bẩm sinh đã và đang gây ra hậu quả nghiêm trọng đến giống nòi, gây ra hệ
lụy cho đời sống của người bệnh và cộng đồng. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng
tránh được khi có hiểu biết đầy đủ về bệnh và có biện pháp phòng
tránh như: thực hiện tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám sàng lọc
bệnh Thalassemia trước khi kết hôn; Nếu cả hai người cùng mang gen bệnh
Thalassemia kết hôn với nhau, nên tư vấn trước khi dự định có thai; Nếu cặp vợ
chồng cùng mang gen Thalassemia có thai nên chuẩn đoán trước sinh khi thai được
12 - 18 tuần tại cơ sở y tế chuyên khoa; Nên đến các bác sĩ chuyên khoa ngành
huyết học, nhi khoa và di truyền học để được tư vấn bệnh Thalassemia.
Theo thống kê, Việt Nam có
khoảng 10% dân số mang gen bệnh Thalassemia. Trẻ sinh ra mắc Thalassemia sẽ phải
đối mặt với tình trạng ứ đọng sắt, lách lớn, nhiễm trùng, biến dạng xương, chậm
phát triển, các bệnh lí tim mạch, thậm chí là tử vong. Tuy là bệnh mạn
tính và người bệnh phải điều trị suốt đời với chi phí tốn kém; nhưng đây lại là
bệnh có thể chủ động phòng tránh với những xét nghiệm tầm soát cơ bản. Lời
khuyên hữu ích nhất là các cặp đôi nên thực hiện tư vấn trước hôn nhân để được
khám, xét nghiệm bệnh Thalassemia để có biện pháp dự phòng, can thiệp, hướng tới
một tương lai khỏe mạnh của con em sau này.
Mai Hoa (st)