Những điều cần biết về viêm tắc mạch chi
Viêm tắc động mạch chi bao gồm nhiều bệnh gây viêm, thoái hóa dẫn đến tắc các động mạch ở ngọn chi, chủ yếu gặp ở chi dưới, trong đó lòng động mạch bị hẹp gây giảm tưới máu cơ và các bộ phận liên quan (thần kinh, da). Thiếu máu cơ sẽ dẫn đến chuyển hóa yếm khí, tăng axit lactic gây ra đau, lúc đầu xuất hiện khi gắng sức, về sau đau cả khi nghỉ ngơi, kèm theo các biểu hiện thiếu máu cục bộ như: loạn dưỡng, loét, hoại tử...
Thực
hiện dịch vụ kỹ thuật xông thuốc bằng máy để điều trị đau khớp gối, khớp bàn
ngón chân tại Bệnh viện Đa khoa y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng.
Viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, thuật ngữ chuyên môn Tây y gọi
là huyết khối tĩnh mạch chi dưới. Là tình trạng
xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch, bao gồm các tĩnh mạch vùng cẳng chân,
khoeo, đùi, các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, gây tắc nghẽn hoàn toàn
hoặc một phần dòng máu trong lòng tĩnh mạch. Khi cục máu đông gây lấp lòng
tĩnh mạch, sẽ cản trở máu từ chi dưới trở về tim.
Cần nghĩ đến viêm tắc động mạch chi dưới nếu
bệnh nhân có các triệu chứng sau: đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông
khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ một lúc mới có thể tiếp tục đi được, đau
bàn chân, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân thường mất ngủ,
mệt mỏi vì đau chân, da chân tái và lạnh.
Giai đoạn nặng hơn sẽ bị loét và hoại tử
các ngón chân, có thể cả bàn chân (do thiếu máu nuôi dưỡng), kèm theo cảm giác
đau liên tục, thuốc giảm đau hiệu quả không cao.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm tắc tĩnh mạch:
- Tuổi: tuổi càng cao, càng dễ bị huyết khối tĩnh mạch; Béo
phì; Giãn và suy tĩnh mạch chi dưới; Bất động kéo dài, nằm nhiều, ít đi lại;
Tiêm chích ma tuý; Sau dùng một số thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc điều trị
ung thư…
Nguyên nhân ngoại khoa: các phẫu thuật chấn thương chỉnh
hình chi dưới như: thay khớp háng, khớp gối…, các phẫu thuật vùng ổ bụng, tiểu
khung là những phẫu thuật có nguy cơ cao bị viêm tắc huyết khối tĩnh mạch.
Nguyên nhân sản khoa: viêm tắc huyết khối tĩnh mạch dễ xảy
ra ở phụ nữ mang thai (do thay đổi hormone, hoặc do thai lớn chèn ép vào tĩnh
mạch), sau nạo phá thai, sau mổ, sau đẻ (do kiêng khem, bất động quá mức).
Nguyên nhân nội khoa: suy tim nặng, đợt cấp của bệnh phổi
mạn tính, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng nặng, ung thư, bệnh nhân phải bất
động kéo dài… là những nguyên nhân dễ dẫn đến hình thành huyết khối tĩnh mạch.
Bệnh lý tăng đông máu: có thể là bẩm sinh do thiếu hụt một
số yếu tố dẫn đến tình trạng tăng đông như: thiếu hụt Protein C, Protein S,
Antithrombin III, yếu tố V Leyden… hoặc mắc phải như trong hội chứng kháng
Phospholipid, hội chứng thận hư, xơ gan…
Đông y gọi bệnh
viêm tắc động mạch là chứng "thoát thư". Biểu hiện lúc đầu thường là
lạnh đầu chi, dần dần tím đầu chi, đau dữ dội, lâu ngày dẫn đến hoại tử và rụng
các đốt ngón chân, tay.
Nguyên nhân của
bệnh do thận khí hư tổn, khí huyết suy kém gặp lạnh, thấp lâu ngày, ăn đồ béo
ngọt, uống nhiều rượu... mà sinh ra hiện tượng khí trệ, huyết ứ, kinh mạch dần
dần bị bế tắc không nuôi dưỡng được tứ chi gây hoại tử.
Bệnh tiên lượng nặng, tiến triển có tính
chất chu kỳ, những cơn đau cấp tính giảm đi khi điều trị và bất động các chi,
nhưng sau đó lại tái phát kịch phát khi bị lạnh, chấn thương hay hút thuốc. Dần
dần thời kỳ bệnh giảm rút ngắn lại, thời kỳ kịch phát kéo dài ra và cuối cùng trở
thành một bệnh không thể chữa khỏi ngoài phương pháp cắt cụt chi. Sau khi cắt
cụt chi, quá trình viêm tắc mạch có thể lại chuyển sang chân bên kia và đôi khi
chuyển lên cả chi trên. Mặt khác, vì xơ vữa mạch là một bệnh hệ thống nên ngoài
động mạch chi dưới bị tắc, tất cả các mạch máu khác trong cơ thể cũng có nguy
cơ bị bệnh, đặc biệt là động mạch nuôi tim nếu bị tắc sẽ gây nhồi máu cơ tim;
động mạch nuôi não nếu bị tắc sẽ gây tai biến mạch máu não; động mạch thận bị
tắc sẽ gây suy thận, tăng huyết áp... Các biến chứng này có thể gây tử vong. Do
vậy khi có các triệu chứng kèm theo các yếu tố nguy cơ của bệnh thì nên đến cơ
sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Bảo An (St)