Bệnh cơ xương khớp là bệnh của hệ thống cơ, xương và khớp, thường được biểu hiện bằng các triệu chứng như: đau, sưng khớp, hạn chế vận động, yếu cơ, đau cơ hay các biến dạng xương. Khi mắc các bệnh về cơ xương khớp, người bệnh bị hạn chế chức năng vận động, gây nhiều trở ngại và khó khăn trong sinh hoạt.
Khám và tư vấn bệnh xương khớp cho người dân tại
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Bệnh cơ xương khớp xuất hiện
ở tất cả mọi lứa tuổi và cả hai giới, tuy nhiên phụ nữ bị bệnh nhiều hơn so với
nam giới. Một số nguyên nhân gây
đau xương khớp thường gặp hiện nay là:
Đau xương khớp do di truyền: Là một trong những nguyên nhân gây ra đau
xương khớp trong những gia đình có tiền sử bệnh viêm khớp, bệnh khớp do gen quyết
định.
Đau xương khớp xảy ra khi khớp bị tổn thương do va đập hoặc phải gánh chịu
lực nén quá mức trong thời gian dài (mang vác nặng, thừa cân béo phì...) hoặc
trước khi luyện tập thể thao khởi động không kỹ cũng dẫn đến chấn thương.
Đau xương khớp do tuổi tác: Khi đến tuổi trung niên hoặc tuổi già các khớp
xương, hệ cơ dần bị lão hóa khiến cơ thể không đáp ứng được với cường độ hoạt động
thường xuyên hàng ngày, gây ra đau nhức dẫn đến viêm.
Đau xương khớp do thừa cân: Những người thừa cân có nguy cơ đau xương khớp
rất cao vì trọng lượng thừa tạo áp lực lên các khớp như: khớp gối, khớp hông,
xương sống và khớp mắt cá chân.
Đau xương khớp do sai tư thế: Làm việc, vận động, sinh hoạt sai tư thế
trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ gây đau xương khớp.
Đau xương khớp do giầy dép quá chật, gót cao: Giầy dép quá cao hay quá
chật khi đi lại vận động nhiều sẽ gây đau chân, lâu dần dẫn đến viêm gân, gót
chân, thoái hóa khớp cổ chân.
Đau cơ xương khớp do những động tác lặp đi lặp lại nhiều lần: Đi bộ quá
nhiều, đứng lâu, thường xuyên đánh máy tính, đứng làm việc theo dây chuyền...
gây đau các khớp phải vận động nhiều, chịu trọng lực nhiều.
Đau xương khớp do vận động quá mức: Tập thể dục, thể thao quá sức, khuân
vác quá nặng so với sức chịu đựng của bản thân.
Biểu
hiện rõ rệt nhất của bệnh về khớp xương là đau nhức, đau cơ học tại các khớp.
Mỗi sáng sớm có cảm giác đau mỏi và cứng khớp, đau khớp mỗi khi thời tiết thay
đổi và đau nhiều về đêm. Vùng xương khớp có biểu hiện viêm, sưng đỏ. Nên khó
khăn cho việc cử động các khớp và mất đi độ linh hoạt.
Để
phòng bệnh xương khớp một cách có hiệu quả cho mọi người trong mọi lứa tuổi, chúng
ta cần thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống như:
Các
bệnh cơ xương khớp có thể phòng tránh một cách có hiệu quả và phòng cho tất cả
mọi người ở mọi lứa tuổi. Để phòng bệnh cơ xương khớp cho trẻ: từ
lúc mang thai, để một đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh thì chế độ ăn uống, sinh hoạt của
người mẹ rất quan trọng. Người mẹ cần phải được bổ sung đủ chất, đặc
biệt là các khoáng chất như: canxi, vitamin D, a xít folic. Cho trẻ sơ sinh bú
mẹ hoàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 24 tháng để đảm bảo sự phát
triển toàn diện của trẻ nhỏ. Trẻ em cần có tư thế học tập
đúng, không mang vác nặng, tránh chấn thương, tai nạn và cần uống nhiều sữa,
tắm nắng 30 phút mỗi ngày.
Đối
với người lớn nên tránh mang vác, lao động nặng ở tư thế xấu. Cần
có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, cần chú ý bổ sung đầy đủ protein, các
loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, D, canxi… Thường xuyên vận động
luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, cải thiện
chức năng của khớp.
Khi
có các triệu chứng đau xương, cơ, khớp hay hạn chế khả năng vận động cần đến
ngay bác sĩ chuyên khoa để khám bệnh. Không nên tự điều trị, hay mua thuốc theo
đơn của người khác. Cần xác định bệnh lý cơ xương khớp
là bệnh lý mạn tính nên phải xác định tâm lý yên tâm điều trị lâu dài và tuân
thủ chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Việc kết hợp nhiều biện pháp dự phòng khác
nhau và có lối sống lành mạnh sẽ đảm bảo cho chúng ta có một bộ máy cơ xương khớp
khỏe mạnh.
Ngọc
Anh (St)