Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống Ung thư 4/2: Cần thực hiện các biện pháp để phòng bệnh
Ngày 04/02 hàng năm là ngày Thế giới phòng chống Ung thư, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra những khuyến cáo cần thiết giúp người dân phòng tránh căn bệnh này.
Khám bệnh, tư vấn cho người dân về thực các biện
pháp phòng tránh và giảm thiểu các triệu chứng mắc bệnh ung thư.
Theo tổ chức WHO cho biết, ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở
Việt Nam với khoảng 95.000 ca tử vong mỗi năm. Hàng năm có khoảng 125.000 trường
hợp mới mắc ung thư. Đây là gánh nặng bệnh tật rất lớn, ảnh hưởng đến nguồn
lực lao động xã hội và sự phát triển kinh tế đất nước.
Ung thư là vấn đề sức khỏe quan trọng nhất, không chỉ Việt Nam mà hầu hết
các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt. Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực về chủ trương
chính sách và nghiên cứu phòng chống ung thư được thực thi, các kết quả về dự phòng,
phát hiện sớm, điều trị không ngừng được cải thiện, nhưng ung thư vẫn là một
căn bệnh nguy hiểm chưa thể bị đánh bại, đang thách thức toàn bộ nhân loại.
Các loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi, ung thư gan,
ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư vòm họng. Ung thư phổ biến nhất ở nữ giới
là ung thư vú, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày. Điều đáng nói là rất nhiều
(khoảng 71,4%) trường hợp ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn.
Các chuyên gia ung thư cho biết, một số yếu tố nguy cơ gây ung thư liên
quan đến hành vi và chế độ ăn bao gồm thói quen hút thuốc lá ở nam giới
(45,3%), uống rượu, bia ở nam giới (77.3%), chế độ ăn ít rau và trái cây (57.2%) và thiếu
hoạt động thể lực (28.1%).
Nhân ngày Thế giới Phòng chống Ung thư, WHO cam kết
góp phần vào việc giảm thiểu số người bị ảnh hưởng bởi ung thư trên toàn thế giới.
Người dân có thể tham khảo và cùng chia sẻ thông tin dưới đây để biết cách làm
giảm nguy cơ mắc ung thư.
Bệnh ung thư thường phát triển âm thầm một thời gian dài trước khi gây
ra các dấu hiệu và triệu chứng trên lâm sàng để có thể phát hiện được.
Có nhiều triệu chứng cảnh báo bạn có thể mắc ung thư, bao gồm: Mệt mỏi, chán ăn, sụt cân
không rõ nguyên nhân, có máu trong nước tiểu hoặc trong phân, táo bón hoặc tiêu
chảy, vết loét hoặc vết loét không lành, đau dai dẳng hoặc đau đầu, ho mãn
tính, sốt, đổ mồ hôi ban đêm, buồn nôn hoặc nôn tái phát, sưng hạch bạch huyết…
Để phòng ngừa bệnh Ung thư cần
thực các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu các triệu chứng mắc bệnh:
1. Tránh hút thuốc: Hút thuốc lá chủ động hay tiếp xúc khói thuốc trong
thời gian dài là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư
phổi vì vậy hãy bỏ thuốc lá nếu bạn đang sử dụng hàng ngày.
2. Ăn một chế độ ăn giàu dinh dưỡng - một chế độ ăn nhiều trái cây, rau
và ngũ cốc, và ít chất béo bão hòa, chuyển hóa, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn.
Tuyệt đối không ăn thực phẩm có dấu hiệu mốc hoặc có mùi.
3. Không lạm dụng rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác.
4. Duy trì cân nặng hợp lý.
5. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp xung quanh các chất gây
ung thư và hóa chất công nghiệp, chẳng hạn như đeo găng tay và đảm bảo không
gian làm việc được thông gió.
6. Thực hiện sàng lọc ung thư định kỳ, phù hợp với độ tuổi, giới tính và các yếu tố
nguy cơ.
7. Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời.
8. Bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
9. Tập thể dục đều đặn. Hãy chọn hình thức tập luyện phù hợp với bạn và
tập hàng ngày trong khoảng 30 phút để giảm nguy cơ ung thư.
Ngọc Anh (St)