Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII
Sáng 16/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Tổng Bí Thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương.
Hội
nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại Hội trường Diên Hồng kết hợp
trực tuyến tới hơn 21.000 điểm cầu trên cả nước.
Hội nghị được tổ chức theo hình
thức trực tiếp tại Hội trường Diên hồng (Tòa nhà Quốc hội), kết hợp trực tuyến
từ điểm cầu Trung ương đến hơn 21.000 điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các
ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và điểm cầu cấp huyện, cấp xã với hơn 1,5 triệu Đảng viên tham dự.
Dự Hội nghị tại điểm cầu Đảng ủy Sở Y tế có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Y
tế; các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ bộ phận; các đồng
chí Bí thư, Phó Bí thư các chi bộ thuộc Đảng bộ
bộ phận và toàn thể Đảng
viên, công chức, viên chức, người lao động Chị bộ 1 Cơ quan Sở Y tế, Chi bộ 2
Cơ quan Sở Y tế; Chi bộ Chi cục Dân số - An toàn vệ sinh thực phẩm; Chi bộ
Trung tâm Pháp y và Kiểm nghiệm. Tại điểm cầu Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật có toàn thể đảng viên các chi
bộ thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật.
Các đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII tại điểm cầu Sở Y tế
tỉnh Cao Bằng.
Tại Hội nghị, các dại biểu được
nghe 3 chuyên đề. Cụ thể, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính truyền đạt chuyên đề “Về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng:
Những điểm mới trong Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc
đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam; Những
điểm mới trong dự thảo Báo cáo Tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều
lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng; Những điểm mới trong dự thảo Báo cáo chính
trị; Những điểm mới trong dự thảo Báo cáo 5 năm thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế, xã hội 10 năm 2021-2030; phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã
hội 5 năm 2026-2030”.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, từ Hội nghị
Trung ương 10 đến Hội nghị Trung ương 11 chúng ta làm rất nhiều việc phù hợp
với tình hình quốc tế, diễn biến tình hình trong nước. Nhiều việc làm trong
thời gian rất ngắn, kịp thời để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như cuộc cách
mạng về tổ chức bộ máy hiện nay chúng ta đang làm; Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ,
đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 57; Đẩy mạnh hội nhập quốc tế; Xác định mục tiêu tăng
trưởng cao hơn để đạt được 2 mục
tiêu 100 năm, xác định năm 2025 tăng trưởng 8% và
tăng trưởng 2 con số trong những năm tiếp theo; Xác định kinh tế tư nhân là động lực quan
trọng nhất trong phát triển kinh tế quốc gia. Thủ tướng Chính phủ cũng nhấn mạnh yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; tiếp tục thực hiện ba đột
phá chiến lược; giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các
cân đối lớn của nền kinh tế.
Tiếp đó, Ủy viên Bộ Chính trị,
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn truyền đạt chuyên đề “Về sửa đổi hiến pháp và
pháp luật; Phương hướng bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XVI và Đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031”.
Chủ tịch Quốc
hội nhấn mạnh việc sửa
đổi Hiến pháp năm 2013 tập trung vào hai nhóm nội dung chính: Một là điều chỉnh các quy định liên quan đến Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội nhằm tinh gọn tổ chức
bộ máy, phát huy vai trò của Mặt trận trong việc tập hợp các tầng lớp nhân dân;
Hai
là sửa đổi các quy định
tại Chương 9 của Hiến pháp năm 2013 để thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai
cấp. Do phạm vi sửa đổi
giới hạn, dự kiến chỉ liên quan đến khoảng 8/120 điều của Hiến pháp năm 2013,
nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội hình thức văn bản là Nghị quyết
của Quốc hội. Về phương hướng bầu cử, Chủ tịch Quốc
hội đề nghị các cấp, các ngành chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo tổ chức thành công
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2026–2031.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng truyền đạt chuyên
đề: “Về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu
quả; sửa đổi bổ sung các quy định thi hành Điều lệ Đảng; Chỉ thị sửa đổi Chỉ
thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/01/2025 của
Bộ Chính trị khóa XIII về Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030” và kế hoạch
triển khai thực hiện chuyên đề.
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền
địa phương 2 cấp: cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), cấp xã (xã,
phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố); Số lượng đơn vị hành
chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực
thuộc Trung ương) với tên gọi và trung tâm hành chính - chính trị xác định theo
các nguyên tắc nêu tại các Tờ trình và Đề án; Kết thúc hoạt động
của đơn vị hành chính cấp huyện sau khi Quốc hội quyết nghị sửa đổi, bổ sung
một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm
2025 (sửa đổi); Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm
khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã hiện nay.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Tổng Bí thư
Tô Lâm đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các cán bộ, đảng viên tiếp tục
quán triệt, tuyên truyền sâu rộng hơn nữa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11 ở
các cấp ủy đảng, trong toàn Đảng và hệ thống chính trị; tập trung làm rõ, làm
sâu sắc để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ những quan điểm chỉ đạo cốt
lõi của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 11, tạo sự thống nhất ý chí, đồng thuận
cao trong Đảng và xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến
độ thực hiện kế hoạch, chương trình hành động đã đề ra; khắc phục triệt để bệnh
hình thức, qua loa, đại khái; nghiêm túc, sát sao trong tổ chức triển khai thực
hiện. Đồng chí cũng nhấn mạnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đoàn kết,
thống nhất, nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII và mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 8% trở lên. Việc thực hiện cần
“đồng bộ, chặt chẽ, vừa chạy vừa xếp hàng”, nhưng “thận trọng, chắc chắn, bài
bản”. Tổng Bí thư lưu ý đây là chủ trương chiến lược đã được Trung ương cân
nhắc kỹ lưỡng, đòi hỏi “thay đổi tư duy, tầm nhìn, thống nhất nhận thức, vượt
lên chính mình”. Đồng chí khẳng định “hệ thống chính trị sau sáp nhập phải gọn
hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn”, việc bố trí cán bộ phải “công tâm, công khai, minh
bạch”, đồng thời đề nghị các cấp ủy quan tâm “xây dựng tầm nhìn cho tỉnh mới,
xã/phường mới”. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát
triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị
quyết số 59-NQ/TW về “Hội nhập quốc
tế trong tình hình mới”, cũng như thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại năm 2025, tổ chức
thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tiến tới Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai
thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là
hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm giúp cấp ủy Đảng, chính quyền,
MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cán bộ, đảng viên nắm
vững những nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Hội nghị. Từ đó, xây
dựng chương trình, kế hoạch hành động để đưa nghị quyết vào cuộc sống. Đồng
thời, tuyên truyền rộng rãi những nội dung cơ bản, cốt lõi của nghị quyết trong
các tầng lớp nhân dân.
Hoàng Trang