Thời tiết nồm ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút phát triển, dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp, da liễu và tiêu hóa. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, từ ngày 13/2 không khí lạnh đã ảnh
hưởng yếu đến hầu hết các nơi ở phía Đông Bắc Bộ. Do ảnh hưởng của không
khí lạnh, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại, kèm mưa nhỏ, mưa phùn gây nồm ẩm
kéo dài.
Độ ẩm
không khí duy trì ở mức cao trên 85% khiến sàn nhà, quần áo, chăn gối luôn
trong tình trạng ẩm ướt, dễ phát sinh vi khuẩn, nấm mốc, đặc biệt ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, vốn có hệ miễn dịch
còn non nớt.
Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cho bé trong những ngày nồm ẩm kéo dài,
cha
mẹ cần chăm sóc
và chủ
động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ.
Tăng cường sức đề kháng
cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp trẻ
chống lại các bệnh do thời tiết gây ra. Cha mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu
vitamin C (cam, bưởi, ổi), kẽm (thịt bò, trứng, hải sản) và men vi sinh (sữa
chua) để hỗ trợ hệ miễn dịch. Đồng thời, cần cho trẻ uống đủ nước để giúp cơ
thể thanh lọc và tăng cường trao đổi chất.
Giữ cơ thể trẻ luôn sạch
sẽ
Thời tiết ẩm ướt là môi trường lý tưởng cho vi
khuẩn phát triển. Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh tay, chân cho trẻ,
đặc biệt sau khi chơi đùa hoặc tiếp xúc với bề mặt ẩm mốc. Tắm rửa bằng nước
ấm, lau khô người và thay quần áo sạch ngay sau khi bé ra mồ hôi cũng giúp hạn
chế nguy cơ nhiễm bệnh.
Giữ ấm đúng cách
Trời nồm bởi không khí lạnh kết
hợp với độ ẩm cao khiến cơ thể trẻ dễ bị
nhiễm
lạnh. Cha mẹ nên mặc quần áo nhiều lớp cho trẻ, ưu tiên các
chất liệu thấm hút tốt. Đặc biệt, cần giữ ấm vùng cổ, bàn chân và bàn tay, những bộ
phận dễ bị nhiễm lạnh nhất.
Không mặc quần áo ẩm
Một trong những nguyên nhân gây viêm da và kích
ứng da ở trẻ là do mặc quần áo còn ẩm. Trong thời tiết nồm, cha mẹ nên phơi
quần áo ở nơi thoáng gió, dùng máy sấy hoặc bàn là để đảm bảo đồ luôn khô ráo
trước khi mặc cho bé.
Giữ nhà cửa thông thoáng,
khô ráo
Để hạn chế tình trạng ẩm mốc
tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, cha mẹ nên sử dụng máy hút ẩm để giảm độ
ẩm trong phòng. Luôn đóng kín cửa phòng, bịt kín các kẽ hở
để ngăn hơi nước và không khí ẩm vào nhà. Lau sàn bằng giẻ khô thay
vì dùng nước để tránh làm tăng độ ẩm trong nhà.
Thời tiết nồm ẩm kéo dài không chỉ gây khó chịu
mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Việc chủ động thực hiện các biện
pháp phòng bệnh sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh và thoải mái vui chơi ngay
cả trong những ngày thời tiết bất lợi.
Hoàng Trang (St)