Trời lạnh là thời điểm nhiều trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp nhất. Các bệnh về đường hô hấp trẻ có thể gặp mỗi khi thời tiết chuyển lạnh như: viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang… Do đó các bậc cha, mẹ cần nhận biết triệu chứng và cách bệnh đường hô hấp cho trẻ trong mùa lạnh để bảo vệ đường hô hấp cho con được tốt nhất.
Khám, kiểm tra sức khoẻ cho
trẻ tại Trạm Y tế xã Đức Hồng (Trùng Khánh).
Bệnh viêm họng: Đây là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, cả người lớn và
trẻ em. Triệu chứng điển hình của bệnh là khàn tiếng, họng bị đau
rát, nhất là khi nuốt thức ăn, khi uống nước. Nhiều trẻ sẽ đi kèm với sốt và
những triệu chứng liên quan đến mũi như: sổ mũi, chảy
nước mũi,… Nguyên nhân bệnh có thể do sự xâm nhập của các loại vi rút, vi
khuẩn. Bệnh cần sớm chữa trị dứt điểm, tránh lây lan sang đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm phổi…
Viêm amidan: Những triệu chứng của bệnh viêm amidan cũng gần giống
viêm họng nhưng sẽ có thêm tình trạng nuốt khó khăn và đau bên trong vòm họng.
Trẻ có thể bị mất giọng và kèm theo sốt khá cao, vòm họng của trẻ nổi nốt
trắng, cổ nổi hạch, trẻ biếng ăn, không chịu ăn do nuốt khó khăn. Nếu để trẻ bị viêm amidan lâu ngày
có thể trở thành mạn tính.
Viêm phế quản,
viêm phổi: Khi cơ thể trẻ
bị các loại vi rút xâm nhập, chúng sẽ có xu hướng tiến sâu dần vào bên trong hệ
hô hấp gây nên các ổ viêm nhiễm. Thời tiết trở lạnh càng khiến cho những loại
vi rút này hoạt động mạnh nên phế quản, phổi của trẻ
rất dễ bị viêm nhiễm. Viêm phế quản, viêm phổi nếu không được chữa trị sớm, dứt
điểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, khiến trẻ có nguy cơ cao mắc hen suyễn hoặc các bệnh
khác về đường hô hấp. Nguy hiểm nhất là các biến chứng như suy hô hấp, thậm chí
là tử vong.
Bệnh Cúm: Đây là tình
trạng phổ biến nhất mà trẻ có thể gặp phải mỗi khi trời lạnh. Do sức đề kháng
của trẻ còn yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên các loại vi rút cúm dễ dàng xâm
nhập và phát triển. Các loại vi rút cúm thường có trong không khí, lây sang qua
đường giọt bắn thông qua các hoạt động giao tiếp gần hàng ngày xung quanh trẻ,
như khi trẻ đi học, đi ra ngoài chơi… Vi rút cúm rất
mạnh và có khả năng lây lan phát triển nhanh trong cơ thể của trẻ nên cha mẹ
cần để ý chăm sóc kỹ cho trẻ để phòng tránh bệnh cúm mùa. Những triệu chứng điển hình khi trẻ mắc cúm đó là: sốt nhẹ, đau đầu, ho khan, hắt hơi, nghẹt và sổ mũi,…
Cách phòng
bệnh đường hô hấp cho trẻ trong mùa lạnh
Những bệnh về đường hô hấp kể trên tuy khá phổ biến
nhưng cũng không nên coi thường vì biến chứng của chúng có thể mang đến nguy
hiểm cho trẻ. Thời điểm trời trở lạnh, cha mẹ nên tăng cường các biện pháp
phòng bệnh, lưu ý chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhiều hơn để tránh các nguy cơ mắc
các bệnh về đường hô hấp. Sau đây là một số biện pháp
phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ trong mùa lạnh.
Giữ ấm để phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ: Để bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh đường hô hấp cho trẻ
nhỏ trong thời tiết lạnh, cha mẹ phải luôn giữ ấm cho trẻ. Trong những ngày
lạnh, nên hạn chế cho trẻ ra ngoài. Với trẻ đi nhà trẻ, đi học phải mặc ấm cho
trẻ, nhất là phần cổ, ngực, lòng bàn tay, bàn chân… và đeo khẩu trang cho trẻ.
Tắm cho trẻ bằng nước ấm: Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng tắm đóng kín,
tránh gió lùa, không cho trẻ ngâm nước quá lâu. Trước khi tắm nhớ chuẩn bị khăn
bông mềm, quần áo ấm cho trẻ. Sau khi tắm xong, mẹ nên thoa tinh dầu tràm hoặc
dầu khuynh diệp vào lưng, ngực, gan bàn chân và đi tất vào cho trẻ.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để phòng bệnh đường hô hấp cho
trẻ:
Giữ vệ sinh
nhà cửa sạch sẽ đảm bảo không gian sống xanh - sạch - ấm áp - kín gió… Thường xuyên cho trẻ rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Cho trẻ súc
miệng bằng nước muối sinh lý hàng
ngày và nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý ấm hàng ngày cho trẻ để
vệ sinh mũi.
Bổ sung dinh
dưỡng hợp lý cho trẻ: Cần cho trẻ ăn
uống đa dạng, đủ và cân đối 4 nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin
và khoáng chất. Cho trẻ ăn nhiều trái cây họ cam quýt để bổ sung vitamin C cho
trẻ. Sữa, sữa chua, phô mai cũng rất giàu dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề
kháng cho bé. Lưu ý: Không
cho trẻ uống nước lạnh. Nên cho trẻ ăn chín, uống sôi. Ăn
uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ đúng lịch: Cha mẹ nên cho
trẻ đi tiêm cúm hàng năm đẻ bảo vệ trẻ khỏi bệnh cúm. Ngoài ra, cũng cần tiêm
đầy đủ các mũi tiêm phòng khác cho trẻ khi đến thời điểm trẻ được tiêm. Việc tiêm chủng cần được thực hiện đầy đủ, đúng lịch với
mọi trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Khi thấy trẻ
có dấu hiệu sổ mũi, ho, sốt, thở khò khè… cha mẹ cần cho
trẻ đi khám chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, tư vấn, điều trị kịp thời. Tuyệt đối
không được tự ý cho con dùng thuốc mà không có kê đơn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh.
Ngọc Anh (St)