Ung thư phổi là loại ung thư thường gặp và ngày càng có xu hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới.
Mỗi người phải có thói quen khám sức khoẻ định kỳ để kịp thời phát hiện ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng
Tại Việt Nam ung thư phổi là một trong những bệnh lý ác tính có số lượng
người mắc và tỷ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư thường gặp ở hai
giới. Theo thống kê ung thư toàn cầu GLOBOCAN, năm 2020, tại Việt Nam tỷ lệ mắc ung thư phổi
xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới, chiếm 14,4%, và 23.797 ca tử vong vì căn bệnh này. Tỷ lệ ung thư
phổi ở nam giới gấp 3 lần so với ở nữ giới, cứ 100.000 người dân Việt Nam có 36 nam giới
và 12 nữ giới được chẩn đoán mắc ung thư phổi.
Ung thư phổ nếu được
phát hiện sớm có thể chữa khỏi, nhưng tại Việt Nam, khoảng 75%
người mắc ung thư phổi chỉ được chẩn đoán khi đã ở giai đoạn muộn.
Ung thư phổi
được chia thành 2 loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm khoảng 10 - 15% và ung
thư phổi không tế bào nhỏ, chiếm khoảng 85%.
Ung thư phổi không có triệu
chứng đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh
lý hô hấp thông thường, do đó
nhiều người chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn tiến triển, chỉ khoảng 30%
người bệnh ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Việc chẩn
đoán sớm và điều trị ung thư phổi còn nhiều khó khăn, tuy nhiên có thể chẩn
đoán bệnh dựa trên các triệu chứng, dấu hiệu và các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố
nguy cơ
Cí nhiều nguyên nhân gây ung thư phổi, trong đó hút thuốc lá và ô nhiễm khí thở là
nguyên nhân quan trọng nhất. Ước tính 80-90% ung thư phổi có liên quan đến hút
thuốc lá. Nguy cơ ung thư phổi tăng theo thời gian và số lượng điếu thuốc hút.
Những người hút thuốc thụ động như sống cùng nhà với người hút thuốc cũng tăng
nguy cơ ung thư phổi.
Có 10 đến 13%
người nghiện thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi với một thời kỳ tiềm ẩn từ 30 đến
40 năm tính từ lúc mới bắt đầu hút thuốc cho đến khi xuất hiện ung thư phổi.
Các triệu chứng
và dấu hiệu của bệnh ung thư phổi
Trong giai đoạn đầu, khi bệnh còn khu trú, người bệnh thường ít có triệu
chứng đặc hiệu và được chẩn đoán qua tầm soát hoặc phát hiện tình cờ bằng các
phương tiện chẩn đoán hình ảnh.
Khi bệnh ung thư phổi lan rộng, người bệnh có thể có các triệu chứng sau:
Ho nhiều: Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở,
ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do
khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn
và làm liệt dây thanh âm.
Đau tay, vai và các
ngón tay: Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và thần kinh cánh
tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da. Nhóm triệu chứng này được gọi là
hội chứng Pancoast (U đỉnh phổi). Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm
lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi
cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong
hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.
Sụt cân: Trong bất kì trường
hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên
quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục... thì rất có thể là do
bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không
ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong
cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này.
Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình
trạng trên.
Thường xuyên bị nhiễm trùng: Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô
hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính
khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp
X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.
Những dấu hiệu tiền ung thư: Những dấu hiệu tiền ung thư
rõ rệt gặp ở khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi. Tổng trạng bệnh nhân suy giảm
do yếu tố hoại tử bướu. Bệnh lý xương khớp phì đại do phổi có lẽ do thiếu oxy mạn
tính, biểu hiện bởi hiện tượng ngón tay dùi trống. Ngón tay dùi trống gồm sự
gia tăng kích thước cả bề ngang các móng của ngón tay lẫn bề mặt lồi của ngón
tay nhìn nghiêng. Các hội chứng khác gồm có rối loạn đông máu, các biểu hiện của
da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.
Phòng ngừa ung thư phổi
Bỏ thuốc lá: bởi lẽ thuốc lá là
nguyên nhân chính chiếm tới trên 90% gây ra ung thư phổi và trên 30% gây ra các
loại ung thư khác; hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 15-30 lần so
với các loại ung thư khác. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu
tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói
thuốc xung quanh.
Phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó hàm lượng đạm, mỡ hợp lý, tăng
cường rau xanh và hoa quả. Hãy ăn các loại rau đa dạng,
nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những
thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh
mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…
Tập thể dục thường xuyên: Các vận động thể lực kể cả
các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc
ung thư phổi.
Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng: Đối với những công nhân làm
việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ
hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây
ung thư.
Khám sức khỏe định
kỳ: mỗi người phải có thói quen khám sức khoẻ
định kỳ. Với những người có tiền sử hút thuốc lá sau 40
tuổi, sau 50 tuổi nên đi tầm soát ung thư phổi nói riêng, các bệnh ung thư khác
nói chung.
Mai Hoa