Máu là nguồn sống vô giá của mỗi chúng ta. Hàng ngày, có hàng trăm ngàn người vì nhiều lý do sức khỏe khác nhau đang rất cần đến máu để chữa trị bệnh tật và duy trì sự sống. Với người bệnh, máu là “liều thuốc” được “sản xuất” từ trái tim nhân hậu của những người khỏe mạnh. Hiến máu tình nguyện (HMTN) là một hành động mang đậm giá trị nhân văn, là nghĩa cử cao đẹp giữa người với người.
Viên chức ngành Y tế Cao Bằng tham gia hiến máu tình nguyện
Để cung cấp đầy đủ
máu và các sản phẩm máu có chất lượng tốt cho nhu cầu điều trị người bệnh trên
cơ sở cho máu tình nguyện và bảo đảm an toàn truyền máu trong các cơ sở y tế.
Ngày 07/4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg về việc
vận động và khuyến khích nhân dân hiến máu tình nguyện, đồng thời lấy ngày 07/4
hàng năm là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện.
Trong
suốt 25 năm qua, kể từ khi Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 7/4 là "Ngày Toàn
dân hiến máu tình nguyện" nghĩa cử hiến máu cứu người cao đẹp đã lan tỏa
ngày càng sâu rộng khắp các cấp, các ngành và toàn xã hội.
Lan
tỏa hành động nhân văn
Máu có thể coi như món quà vô giá mà cuộc sống ban tặng
cho mỗi người. Hàng ngày, hàng giờ trên khắp cả nước luôn có những trường hợp
người bệnh cần truyền máu để duy trì cuộc sống. Chỉ với một đơn vị máu được
hiến tặng đạt yêu cầu, người hiến máu đã đem đến niềm tin, sự sống cho cả người
bệnh và gia đình người bệnh cần máu. Mỗi năm, nước ta cần khoảng 2 triệu đơn vị
máu để đáp ứng cho các nhu cầu cấp cứu và điều trị người bệnh; dự phòng cho tai
nạn, thảm họa, dịch bệnh…
Hiến máu tình nguyện là một
hoạt động mang ý nghĩa nhân văn, là nét đẹp trong cuộc sống của mỗi cá nhân,
gia đình và toàn xã hội. Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt quý chưa có gì
thay thế được và chỉ có thể được hiến tặng từ những trái tim nhân ái, với tình
cảm và trách nhiệm cao cả. Tham gia hiến máu tình nguyện,
mỗi người không chỉ nhận về niềm vui khi có thể góp phần cứu sống người khác mà
còn nhận được rất nhiều lợi ích cho chính bản thân mình.
Với
thông điệp “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, nhiều
năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện được đông đảo tầng lớp nhân dân, từ
học sinh, sinh viên đến cán bộ, công chức, viên chức, lực lực lượng vũ trang; y
tế, các chức sắc tôn giáo, công nhân và người lao động hưởng ứng tham gia…
Lượng máu tiếp nhận được qua các năm dù có tăng nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu
cầu về máu của các bệnh viện trong cả nước.
Thiếu
máu cho cấp cứu và điều trị người bệnh sẽ không còn là nỗi lo, nếu tất cả mọi
người khỏe mạnh đều sẵn sàng chia sẻ những giọt máu quý giá của mình. Để
phong trào hiến máu tình nguyện
ngày càng lan tỏa trong cộng đồng, nhằm tạo dựng nét đẹp văn hóa hiến máu cứu
người, phát huy đạo lý “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, chúng ta
đừng ngần ngại, hãy tham gia hiến máu cứu người, hãy chia sẻ mỗi giọt máu, một
tấm lòng để cứu người, cứu những bệnh nhân có cơ hội được sống hoặc kéo dài sự
sống bằng chính giọt máu quý báu của chúng ta. Hãy chung tay nhân rộng và phát
triển nghĩa cử cao đẹp ấy rộng khắp mọi nơi, góp phần lan tỏa cuộc sống tươi đẹp
tràn đầy tình yêu thương.
Tất cả
mọi người khỏe mạnh có độ tuổi từ 18 - 60; cân nặng từ 42 kg trở lên đối với nữ
và 45kg trở lên đối với nam; huyết sắc tố lớn hơn hoặc bằng 120g/l; Huyết áp
tốt, nhịp tim đều. Các lần hiến máu cách nhau hơn 3 tháng, một năm hiến máu tối
đa 4 lần.
Người
hiến không mắc các bệnh mãn tính về thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, gan mật, nội
tiết, máu và tổ chức tạo máu…, không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể
người; không nghiện ma túy, nghiện rượu; không có khuyết tật nặng; không mắc
các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại
thời điểm đăng ký hiến máu đều có thể hiến máu. Hiến máu theo đúng hướng dẫn không có hại cho sức khỏe,
do các thành phần của máu chỉ có đời sống nhất định và được thay thế hàng ngày.
Ví dụ hồng cầu trong cơ thể có đời sống khoảng 120 ngày và được thay thế bởi hồng
cầu mới, bạch cầu có đời sống từ một tuần đến vài tháng,… Cho đi dưới 1/10 lượng
máu trong cơ thể thì không ảnh hưởng tới sức khoẻ, điều
này đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học và thực tiễn đời sống.
Ý nghĩa của việc hiến máu
Hiến
máu không chỉ góp phần cứu sống hàng nghìn sinh mạng đang nguy kịch mà còn giúp
cứu sống nhiều người mắc các bệnh khác nhau.
Hiến
máu không khiến bạn bị thiếu hụt máu. Sau khi hiến máu, lượng máu (huyết tương)
của bạn sẽ hồi phục trở lại trong vòng 24 - 48 giờ. Cơ thể bạn sẽ sản sinh đầy
đủ tế bào hồng cầu sau 3 - 4 tuần ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Những lợi ích đối với sức khỏe khi hiến máu
Tham
gia hiến máu tình nguyện, người hiến máu không chỉ góp phần cứu người mà còn
mang lại lợi ích sức khỏe cho bản thân.
Theo
Viện Huyết học –Truyền máu Trung ương việc hiến máu thường xuyên, nhất là khi
tuổi còn trẻ, góp phần làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, nhờ đó giúp giảm tỷ lệ xuất
hiện các cơn đột quỵ và các bệnh tim mạch.
Khi
tham gia hiến máu tình nguyện, người hiến máu được khám, tư vấn sức khỏe và làm
một số xét nghiệm máu miễn phí như: xét nghiệm vi rút viêm gan B, viêm gan C, HIV, giang mai; người hiến
máu được biết những kết quả xét nghiệm này và được đảm bảo an toàn
truyền nhiễm và bí mật thông tin cá nhân. Bên cạnh đó người hiến máu có chế độ
bồi dưỡng, chăm sóc sau hiến máu theo quy định hiện hành. Người hiến máu còn
được nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc các gói xét nghiệm máu kiểm tra sức khỏe,
tầm soát nhiều bệnh lý nguy hiểm để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh
hoạt, rèn luyện sức khỏe hoặc có các can thiệp y tế chuyên sâu hơn. Mỗi lần hiến máu là một lần được kiểm tra sức
khỏe, giúp cảnh báo và phát hiện những nguy cơ đối với sức khỏe để có biện pháp
xử lý kịp thời. Đồng thời, với người hiến máu thường xuyên, việc hiến máu sẽ
giúp họ tự giám sát sức khỏe của mình.
Đặc
biệt, người hiến máu sẽ được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Không
chỉ có giá trị tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu còn có giá trị bồi hoàn máu
miễn phí trong trường hợp người hiến máu cần truyền máu tại các cơ sở y tế công
lập trên toàn quốc. Số lượng máu bồi hoàn tối đa bằng lượng máu đã hiến.
Như
vậy hiến máu tình nguyện không chỉ giúp mỗi người có tinh thần thoải mái bởi
cảm giác mình có thể cứu giúp tính mạng của ai đó mà còn giúp cơ thể người hiến
máu khỏe mạnh hơn; đồng thời là cách để mỗi người kiểm tra, giám sát sức khỏe
định kỳ. Ngành Y tế mong muốn, những người dân có đủ sức khỏe tham gia hiến máu
thường xuyên bất cứ khi nào có đủ điều kiện, cơ hội. Vì hàng ngày, hàng giờ
luôn có rất nhiều bệnh nhân cần truyền máu để duy trì sự sống.
Một số lưu ý trước và sau khi
hiến máu
Trước khi hiến máu: Đêm
trước không nên thức quá khuya; ăn nhẹ, không uống rượu bia trước khi hiến máu;
mang theo chứng minh nhân dân hoặc thẻ hiến máu khi tham gia hiến máu; chuẩn bị
tâm lý ổn định thoải mái…
Sau khi hiến máu: Hạn chế
các hoạt động gắng sức đòi hỏi nhiều thể lực như: đá bóng, tập thể hình, không
leo trèo cao, không thức quá khuya; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng, bổ
máu như: thịt, gan, trứng, sữa; dùng thêm các thuốc cung cấp sắt nếu có thể;
hạn chế sử dụng rượu bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.
Những ngày đầu sau khi hiến
máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý
bình thường, không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể.
Hiến
máu nhân đạo không còn là trách nhiệm, bổn phận riêng của một cá nhân cụ thể
nào mà rất cần sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. “Mỗi giọt máu cho đi, một
cuộc đời ở lại” là một thông điệp đầy ý nghĩa sâu sắc, chúng ta trân trọng tri
ân, ghi nhận những tấm lòng nhân ái, những nghĩa cử cao đẹp và kêu gọi toàn thể
cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân
hãy tiếp tục hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện.
Mai
Hoa