Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng Đông - Xuân. Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, với 90% người chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc gần với bệnh nhân sởi. Trung bình, một người mắc bệnh có thể lây cho 12-18 người khác. Chỉ có thể cắt đứt sự lây truyền khi miễn dịch cộng đồng đạt ít nhất 95%. Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra
cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại
nhiều khu vực trên toàn thế giới, với 184
quốc gia ghi nhận ca mắc. Trong 5 năm qua, dịch sởi đã bùng phát tại 103 quốc
gia, nguyên nhân chính là do tỷ lệ tiêm vắc xin thấp (dưới 80%).
Tại Việt Nam, theo thông
tin từ Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận gần 40.000 trường hợp
nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có gần 3.500 trường hợp dương tính
với sởi; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Số mắc sởi chủ yếu tập trung ở trẻ em từ 9 tháng đến dưới 15 tuổi, chiếm
72,7% tổng số ca mắc. Hơn 90% các ca mắc sởi chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm
không đầy đủ, miễn dịch trong cộng đồng không đạt mức để có thể ngăn ngừa dịch bệnh. Một bộ phận người dân chủ quan, lơ là, không đưa
trẻ đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch, làm tăng thêm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Sự gia tăng của dịch sởi này
được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2025.
Tại tỉnh Cao Bằng, tính từ 01/01 đến ngày 18/03/2025,
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ghi nhận 2.724 trường hợp nghi mắc
bệnh sởi, trong đó 15 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương
tính, 01 trường hợp tử vong. Đa số các trường hợp mắc chưa được tiêm vắc xin có
thành
phần sởi hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Bệnh sởi hình thành do vi rút siêu vi
sởi nằm ở mũi và họng của người bệnh, vì vậy bệnh lây từ người bệnh sang người lành
qua hô hấp cụ thể các đường lây như: khi người bệnh nói chuyện, hắt
hơi, ho,… vi rút sởi sẽ theo ra ngoài không khí bằng những giọt nước nhỏ, người
hít phải sẽ bị lây nhiễm. Những giọt nước đó dính vào đồ đạc xung
quanh, khi sờ vào những đồ đạc ấy và đưa tay lên mũi, miệng cũng sẽ bị lây
bệnh.
Bệnh có thể gây ra
nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét
giác mạc mắt, viêm não, có thể dễ dẫn đến tử vong. Bệnh sởi chưa có thuốc điều
trị đặc hiệu, tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Để phòng chống
bệnh sởi, Cục Phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo:
1. Chủ động đưa trẻ
từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh Sởi
đi tiêm đầy đủ, đúng lịch và các nhóm tuổi khác (6 - 9 tháng, 1-10 tuổi) tham
gia chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
2. Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với
các trẻ nghi mắc bệnh sởi; đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay
bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
3. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt
và răng miệng cho trẻ hàng ngày; đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
4. Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập
trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và
đủ ánh sáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng
cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
5. Khi phát hiện có các dấu hiệu nghi
ngờ mắc bệnh Sởi (sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban) cần sớm cách ly và đưa trẻ
đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
Mai Hoa (st)