Iốt là một vi chất rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thể chất con người. Iốt là vi chất để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như: tim mạch, tiêu hóa... Đặc biệt, iốt có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não và hệ thần kinh ở thời kỳ bào thai.
Iốt là một vi chất rất quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thể chất con người
Tác hại của
việc thiếu iôt
Thiếu iốt ở
nước ta là một vấn đề của sức khỏe cộng đồng. Theo Bệnh viện Nội tiết Trung
ương, tỷ lệ mắc bướu cổ ở miền núi phía Bắc là 38%, miền núi Trung bộ 27% và
Tây nguyên 29%. Một số gia đình không có thói quen sử dụng muối iốt trong bữa
ăn hàng ngày.
Thiếu iốt dẫn đến thiếu hóc môn tuyến giáp và
gây ra nhiều rối loạn khác nhau: bướu cổ, khuyết tật bẩm sinh, thiểu năng trí
tuệ, đần độn, cơ thể chậm phát triển, mệt mỏi, giảm khả năng lao động... Khi cơ
thể bị thiếu iốt, tuyến giáp làm việc nhiều hơn để tổng hợp thêm nội tiết tố
giáp trạng, lâu ngày dẫn đến tuyến giáp to lên, gây ra bướu cổ. Bướu cổ là cách
thích nghi của cơ thể để bù lại một phần thiếu iốt, khi kích thước to có thể
chèn ép đường thở, đường ăn uống, gây khó thở, nghẹn và ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe.
Trẻ em và phụ
nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu iốt do nhu cầu tăng cao. Thiếu
iốt ở thai phụ dễ xảy ra sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non, nếu thiếu iốt
nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị
tật bẩm sinh khác.
Thiếu iốt ở
trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng...
Ngoài ra thiếu iốt còn gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi...
Trẻ
em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất dễ bị thiếu iốt do nhu cầu tăng
cao. Thiếu
iốt ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai có thể gây ra sảy thai tự nhiên, thai
chết lưu, đẻ non, nếu thiếu iốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra dễ
bị câm, điếc, thiểu năng tuyến giáp, đần độn về trí tuệ và các dị tật bẩm sinh
khác. Trẻ sơ sinh có thể
bị các khuyết tật bẩm sinh như liệt tay hoặc chân, nói ngọng, điếc, câm, mắt
lác…
Thiếu iốt trong thời kỳ niên thiếu gây ra
bướu cổ, chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng. Trong một
số trường hợp nặng, trẻ có thể bị đần độn, liệt cứng hai chân. Trẻ bị thiếu iốt
không thể đạt kết quả tốt trong học tập. Thiếu iốt ở người lớn gây ra bướu
cổ với các triệu chứng như mệt mỏi, không linh hoạt và giảm khả năng lao động.
Phòng ngừa
thiếu iốt
Tất cả các rối
loạn do thiếu iốt hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách sử dụng muối iốt
thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày là đủ nhu cầu
iốt cho cơ thể và phòng được các rối loạn do thiếu iốt. Theo các nhà chuyên môn, mỗi ngày mỗi người chúng ta cần khoảng 250-750
microgram iốt vào trong bữa ăn hàng ngày. Đây là biện pháp tốt nhất bảo
đảm bổ sung iốt thường xuyên, đều đặn cho tất cả mọi người.
Dùng muối iốt
thường xuyên hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng iốt dư sẽ được
thải ra ngoài theo nước tiểu.
Đối tượng hạn
chế sử dụng muối iốt
Những bệnh
nhân tim và thận nên giảm lượng muối tiêu thụ mỗi ngày để tránh nguy cơ bị xơ
vữa động mạch, tăng huyết áp. Những người bị bệnh cường tuyến giáp không nên
dùng muối iốt vì iốt sẽ khiến họ lồi mắt, run tay nhiều hơn.
Cách
dùng và bảo quản muối iốt:
Hiện nay iốt đã được trộn sẵn trong muối ăn. Việc
dùng muối iốt rất dễ dàng, đơn giản. Về mùi vị, màu sắc, muối iốt không khác gì
muối ăn thường. Cách sử dụng muối iốt cũng giống như muối thường. Muối iốt có
thể dùng ướp thịt, cá, muối dưa cà, nêm thức ăn đang nấu trên bếp như bình
thường.
Bảo
quản:
Sau khi mua về và khi sử dụng, cần phải để muối iốt
trong lọ có nắp đậy hoặc túi nilông buộc kín. Do iốt là chất dễ bay hơi nên lưu
ý không rang muối iốt, không để muối iốt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng
chiếu vào. Chỉ sử dụng muối iốt và các sản phẩm có chứa iốt trong vòng 6 tháng
kể từ ngày sản xuất.
Bảo An