Rối loạn giấc ngủ là một vấn đề sức khỏe rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi chất lượng và thời gian giấc ngủ bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, tinh thần, giảm chất lượng sống của người bệnh.
Một người
trưởng thành bình thường cần ngủ trung bình từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng chất
lượng, thời gian giấc ngủ không đảm bảo. Bệnh có thể khiến người bệnh suy giảm
sức khỏe về tinh thần và thể chất khiến cơ thể mệt mỏi, trầm cảm...
Rối loạn giấc
ngủ là tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít, ngủ thức giấc… Tuy nhiên
nếu không kéo dài và xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài: ánh sáng mạnh, tiếng
ồn, chất kích thích,… thì không được gọi là rối loạn giấc ngủ.
Theo thống kê có tới 35% dân số trên toàn thế giới bị chứng rối loạn giấc
ngủ. Tình trạng rối loạn giấc ngủ không chỉ thấy ở người cao tuổi mà những năm
gần đây cuộc sống hối hả, con người chịu nhiều áp lực trong công việc, cuộc
sống đã khiến người trẻ dần xuất hiện chứng mất ngủ. Tại Việt Nam, theo thống kê của Viện Tâm thần Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy có khoảng 25% người trẻ (tuổi từ 18-30 độ) thường xuyên mất ngủ, ngủ không
sâu giấc, chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ
nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ tiển triển kéo dài và là nguyên nhân
hoặc là yếu tố thúc đẩy cho rất nhiều bệnh lý.
Các nguyên nhân gây mất ngủ thường gặp
Tình trạng căng thẳng, lo lắng về công
việc, học tập, sức khoẻ, tài chính hoặc các vấn đề gia đình có thể khiến đầu óc
bạn hoạt động nhiều vào ban đêm khiến bạn khó ngủ.
Thay đổi lịch
làm việc và du lịch: Khi đi công tác có thể lệch múi giờ; làm việc ca sớm, ca
tối hoặc thay đổi ca làm việc thường xuyên.
Thói quen ngủ
không đúng giấc: Thường có lịch ngủ không đúng giờ, thường xuyên ngủ muộn hay
các hoạt động kích hích trước khi ngủ như: xem tivi, máy tính, game…
Ăn uống quá
no trước khi đi ngủ: Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc khó ngủ
do dạ dày phải làm việc liên tục, đồng thời khó chịu khi nằm.
Một số nguyên
nhân phổ biến khác của mất ngủ bao gồm:
Các rối loạn
tâm thần: Rối loạn âu lo, trầm cảm, rối loạn nhân cách, hoang tưởng, lú lẫn, ví
dụ như rối loạn stress sau sang chấn, có thể ảnh hưởng đến cảm giác buồn ngủ.
Ngủ dậy quá sớm có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Mất ngủ thường xuyên xuất hiện
ở những rối loạn tâm thần khác. Người có tiền sử mắc các bệnh như: loét dạ dày
tá tràng, đau, ung thư, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch, Parkinson, bệnh
lý thần kinh.
Sử dụng các
chất kích thích: Uống cà phê, trà, cola và các đồ uống có chứa caffein khác là
chất kích thích. Nicotine trong các sản phẩm thuốc lá là một chất kích thích
khác có thể cản trở giấc ngủ. Rượu có thể giúp bạn đi vào giấc ngủ, nhưng nó
ngăn chặn các giai đoạn sâu hơn của giấc ngủ và khiến bạn thức giấc giữa đêm.
Mất ngủ ở
tuổi già do những thay đổi trong hoạt động, thay đổi hình thái ngủ, đau mạn
tính, thay đổi về sức khoẻ, sử dụng nhiều loại thuốc hơn. Rối loạn giấc ngủ
thường gặp ở nam giới và phụ nữ trên 65 tuổi.
Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ
- Khó đi vào
giấc ngủ, thường xuyên
tỉnh giấc vào ban đêm.
- Thường
xuyên mệt mỏi vào ban ngày và muốn có những giấc ngủ ngắn giữa ngày.
- Thay đổi
bất thường thói quen hoặc lịch trình ngủ - thức, thiếu tập
trung, hay nổi giận và lo lắng bất thường, giảm năng suất
làm việc, trầm cảm.
Người bệnh bị
rối loạn giấc ngủ có thể không gặp tất cả các triệu chứng trên và những
triệu chứng này cũng có thể gặp ở bệnh lý khác. Vì vậy, nếu mất ngủ khiến bạn
khó khăn trong việc thực hiện công việc hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên
nhân và vấn đề với giấc ngủ của bạn, từ đó tìm ra hướng điều trị kịp thời.
Cách phòng
tránh rối loạn giấc ngủ
Bạn có thể
hạn chế rối loạn giấc ngủ khi thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày để
nâng cao chất lượng giấc ngủ như sau:
- Tập thể dục
thường xuyên: chạy bộ, tập gym, tập yoga... Duy trì cân nặng hợp
lý.
- Hạn chế
căng thẳng và lo lắng.
- Tuân thủ lịch trình ngủ - thức vào giờ
cố định đều đặn.
- Hãy suy
nghĩ tích cực: Luôn giữ tâm lý thoải mái, không lo âu, muộn phiền trước khi đi
ngủ. Tránh đi ngủ với các suy nghĩ tiêu cực trong đầu hoặc quá lo lắng về việc
nào đó. Bạn có thể thử giải toả tâm lý trước lúc đi ngủ bằng cách lập danh sách
việc cần làm cho ngày hôm sau, điều này sẽ rất hữu dụng nếu bạn là người hay lo
nghĩ trên giường vào ban đêm.
- Tránh làm
các việc khác trên giường: Không xem tivi, ăn uống, làm việc hoặc sử dụng máy
vi tính trong phòng ngủ. Hạn chế kích thích tinh thần gây khó ngủ như nghe nhạc
quá to, xem phim hành động.
- Không
ngủ trưa quá lâu: Bạn có thể chợp mắt vào buổi trưa nhưng hãy ngủ trưa duới 30
phút để cơ thể thư giãn, không ngủ trưa sau ba giờ chiều.
- Hạn chế các
chất kích thích: Hạn chế uống trà, cà phê, rượu và không hút thuốc lá ít nhất
bốn giờ trước khi ngủ. Đồng thời cũng không nên ăn no trước khi đi ngủ. Nên
dùng một số đồ ăn nhẹ chứa carbohydrate như sữa, sữa chua hoặc bánh quy có thể
giúp bạn ngủ ngon hơn.
Rối loạn giấc
ngủ là tình trạng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất của
người bệnh. Chính vì thế nên chủ động điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển
thành mạn tính. Nếu các biện pháp tự chăm sóc không hiệu quả, bệnh nhân nên sớm
đi thăm khám để được điều trị kịp thời.
Bảo An