Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
Ngày 25/9/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký ban hành Quyết định số 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Tăng cường hệ thống giám sát hoạt động phòng, chống kháng thuốc.
Mục tiêu
chung
Làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm
soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời
đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng
vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động
vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo
vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
Theo
đó, có 4 mục tiêu cụ thể: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương
và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng
thuốc. Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất
hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật. Giảm sự
lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm. Sử dụng thuốc kháng vi sinh
vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.
Tầm
nhìn đến năm 2045
Đến
năm 2045 kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc, có hệ thống giám sát kháng
thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh hoạt động hiệu quả tương đương với các nước
phát triển.
Các nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu
Về phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành
để phòng, chống kháng thuốc;
Về chính sách, pháp luật, quy định chuyên môn;
Về thông tin, truyền thông và vận động xã hội;
Giải pháp để tăng cường hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ
thuốc kháng vi sinh vật ở người, động vật, môi trường và thương mại; về nhân lực;
tài chính; nghiên cứu khoa học; tăng cường hợp tác.
Các
Đề án trọng điểm
Có
3 Đề án, trong đó: Đề án về nâng cao
nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc,
sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng
sinh trong y tế giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Y tế xây dựng và triển khai. Đề án về nâng cao nhận thức của cộng
đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu
thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong thú y
giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và
triển khai. Đề án giám sát kháng
thuốc trong môi trường giai đoạn 2024 - 2030 do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây
dựng và triển khai.
Phân công trách nhiệm thực
hiện
Bộ
Y tế: Chủ
trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Chiến lược
trên phạm vi cả nước; sơ kết thực hiện Chiến lược sau 5 năm và kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh Chiến lược phù hợp với tình hình thực
tiễn nếu cần thiết và tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược vào năm
2030. Chủ trì xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án về nâng cao nhận thức của
cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và
tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong y
tế giai đoạn 2024 - 2030. Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá và
báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chiến lược sau 5 năm và tổng
kết, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược vào năm 2030.
Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chủ trì xây dựng, phê duyệt và
triển khai Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám
sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật,
tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong thú y giai đoạn 2024 - 2030.
Bộ
Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chủ trì xây dựng, phê duyệt và
triển khai Đề án giám sát kháng thuốc trong môi trường giai đoạn 2024 - 2030.
Bộ
Công Thương: Trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược.
Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cân
đối, bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến
lược và các Đề án trọng điểm.
Bộ
Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương tăng cường
hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt
động truyền thông, giáo dục thay đổi nhận thức và hành vi về phòng, chống kháng
thuốc, sử dụng hợp lý, an toàn các thuốc kháng vi sinh vật.
Các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ đã được giao có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp của Chiến lược.
Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Có trách nhiệm tổ chức
thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược; phối hợp triển khai
thực hiện các Đề án trọng điểm của Chiến lược trên địa bàn. Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung của
Chiến lược thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định phân cấp ngân sách
nhà nước.
Đề
nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp, các cơ quan truyền thông, các doanh nghiệp và người dân có trách
nhiệm tham gia phòng, chống kháng thuốc, sử dụng các thuốc kháng vi sinh vật
hợp lý theo đúng quy định chuyên môn, tổ chức phản biện chính sách và giám sát
hoạt động phòng, chống kháng thuốc.
Đức Giang