Sở Y tế tỉnh Hà Giang tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng y tế cơ sở
Ngày 24/11/2023, tại tỉnh Hà Giang, Sở Y tế Hà Giang tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng y tế sở. Tham dự có 11 Sở Y tế các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Giang. Đồng chí Nguyễn Văn Giao - Quyền Giám đốc Sở Y tế Hà Giang chủ trì Hội thảo.
Đồng chí Đỗ Thị Mỹ
- Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Hà Giang triển khai các nội dung tại Hội thảo nâng cao chất lượng
y tế cơ sở.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã được Ban Tổ chức báo cáo
nhanh kết quả triển khai thực hiện quyết định số 544/QĐ-UBND ngày 07/4/2023 của
UBND tỉnh Hà Giang về việc phê duyệt Đề án “Triển khai thí điểm nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Trạm Y tế xã trên địa bàn tỉnh Hà Giang,
giai đoạn 2023-2025”.
Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 175 Trạm Y tế xã, phường thị
trấn, với 515 giường bệnh, bình quân 03 giường/ Trạm Y tế; có 869 cán bộ y tế
tuyến xã, bình quân 4,9 cán bộ /Trạm Y tế xã; Có 10/11 xã triển khai thí điểm Đề
án trong năm 2023 có bác sĩ công tác tại trạm. Phát huy vai trò y tế tuyến cơ sở,
các Trạm Y tế không chỉ làm tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân mà còn triển
khai thực hiện tốt các chương trình, dự án quốc gia về y tế như tiêm chủng mở rộng;
giám sát dịch bệnh truyền nhiễm; quản lý bệnh không lây nhiễm… Các Trạm Y tế phải
tham gia công tác khám chữa bệnh ban đầu và thực hiện nhiệm vụ về y tế phòng
như: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh; phòng, truyền nhiễm, HIV/AIDS, quản lý bệnh
không lây nhiễm; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về sinh môi trường, phòng chống
tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn; y tế đường; dinh dưỡng, chăm
sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Duy trì tốt hoạt động tại các Điểm tiêm chủng (tại trạm và
ngoài trạm y tế), công tác tiêm chủng mở rộng cũng như các chiến dịch tiêm chủng
thực hiện theo kế hoạch. Hiện tại, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng các
loại vắc-xin phổ cập theo quy định của Bộ Y tế đạt 59,8% (Giảm so với cùng kỳ
năm 2022, nguyên nhân do thiếu vắc xin). Các xã đều đã triển khai các hoạt động
quản lý và phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính tại Trạm Y tế
xã. Triển khai đầy đủ các hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, hoạt đỒI
CHỨ động giám sát bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT, ngày
28/12/2015 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh,
dịch bệnh Sở truyền nhiễm được duy trì, thực hiện nghiêm túc.
Công tác sơ cứu, cấp cứu ban đầu: 11/11 Trạm Y tế triển
khai Đề án đều được hỗ trợ, chuyển giao về công tác sơ, cấp cứu ban đầu, trong
đó tập trung vào các chuyên khoa chính như: Nội khoa, nhi khoa, sản khoa, ngoại
khoa. Các xã thực hiện Đề án đều đã nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng
hướng dẫn của Sở Y tế; Đã có sự ủng hộ, vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa
phương.
Công tác phòng chống dịch bệnh thực hiện tốt; hoạt động
tiêm chủng mở rộng được duy trì; Công tác quản lý thai nghén, quản lý người cao
tuổi được quan tâm, quản lý tốt; Đã thực hiện tương đối tốt việc quản lý một số
bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường, tăng huyết áp.... Công tác khám chữa bệnh:
Trang thiết bị cơ bản đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh và cấp cứu ban đầu tại
trạm; Số lượt khám chữa bệnh cũng có tăng so với cùng kỳ năm 2022; nhân lực tại
các Trạm Y tế được duy trì đảm bảo.
Công tác phối hợp, triển khai các hoạt động truyền thông
về dân số, ATVSTP được duy trì, thực hiện thường xuyên và nhận được sự ủng hộ của
chính quyền địa phương và người dân. Công tác tư vấn, theo dõi quản lý người
dân sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại được duy trì tốt. Trong năm trên
địa bàn các xã triển khai không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào.
Các đại biểu tỉnh
Cao Bằng tham dự tại Hội thảo nâng cao chất lượng y tế cơ sở tại Hà Giang.
Đại biểu tại các tỉnh đã cùng nhau chia sẻ những kinh
nghiệm từ thực tế địa phương mình về: hệ
thống y tế cơ sở tuyến huyện, xã là đơn vị quản lý, theo dõi sức khỏe của người
dân, từng hộ gia đình trên địa bàn, năng lực để điều trị, chăm sóc sức khỏe ban
đầu cho nhân dân, hạn chế việc người dân phải nhập viện để khắc phục tình trạng
quá tải bệnh viện tuyến trên. Đảm bảo người dân có thể tiếp cận khi ốm đau, bệnh
tật và để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành y tế đã chú
trọng nâng cao chất lượng hoạt động tuyến y tế cơ sở thực hiện tốt công tác
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Giao – Quyền
Giám đốc Sở Y tế Hà Giang đã chia sẻ và nhấn mạnh, thời gian qua, hoạt động của
hệ thống y tế tuyến xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã cơ bản đáp ứng
nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân cũng như làm tốt công tác phòng,
chống dịch bệnh, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Để phục vụ nhu cầu chăm sóc
sức khỏe của người dân, các trạm đều trực, Các Trạm Y tế phải tham gia công tác
khám chữa bệnh ban đầu và thực hiện nhiệm vụ về y tế phòng như: Tiêm chủng vắc
xin phòng bệnh; phòng, truyền nhiễm, HIV/AIDS, quản lý bệnh không lây nhiễm; hướng
dẫn chuyên môn, kỹ thuật về sinh môi trường, phòng chống tai nạn thương tích,
xây dựng cộng đồng an toàn; y tế đường; dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ
em, an toàn vệ sinh thực phẩm...
Triển khai đầy đủ các nội dung của Đề án 544 đã được tỉnh
phê duyệt, đảm bảo đúng lộ trình. Năm 2024, triển khai thêm 22 xã; năm 2025,
triển khai thêm 33 xã. Các huyện, thành phố tiếp tục lựa chọn các xã triển khai
và đăng ký thực hiện đảm bảo theo đúng kế hoạch. Tăng cường năng lực chuyên môn
thông qua các hoạt động đào tạo, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật cho các xã thực hiện
Đề án; Cung cấp, bổ sung trang thiết bị y tế thiết yếu phù hợp với năng lực triển
khai của cán bộ y tế tuyến xã; Hàng năm tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm
trong quá trình tổ chức thực hiện đề án. Cuối năm 2025 tổ chức tổng kết, đánh
giá hiệu quả đề án để làm cơ sở nhân rộng mô hình thực hiện trong giai đoạn tiếp
theo.
Ngọc Anh