Ngày 14/12/1990, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 01/10 hàng năm làm Ngày Quốc tế người cao tuổi. Ngày Quốc tế người cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 01/10/1991.
Truyền thông, cổ động Ngày Quốc tế người cao tuổi năm 2023 trên địa bàn Thành phố Cao Bằng. Ảnh: Nguyễn Khoa
Lịch sử, ý
nghĩa ngày Quốc tế người cao tuổi 01/10
Năm 1982, lần
đầu tiên Liên hợp quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về Tuổi già tại Áo, với sự
tham dự của hơn 3.000 đại biểu ở hầu hết các nước trên thế giới. Đại biểu của
Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam. Hội nghị
thông qua Chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già; khuyến nghị chính phủ và
nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi,
căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực: Sức khoẻ
và ăn uống, nhà ở và môi trường, gia đình, dịch vụ và bảo trợ xã hội, việc làm,
nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về cuộc sống.
Ngày
14/12/1990, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1/10
hằng năm làm Ngày quốc tế người cao tuổi. Ngày Quốc tế người cao tuổi đầu tiên
được tiến hành vào ngày 01/10/1991. Thông báo của Liên hợp quốc ghi rõ: “Nội
dung và lĩnh vực hoạt động nhân Ngày Quốc tế người cao tuổi, tùy theo điều kiện
của mỗi quốc gia, có thể đề cập đến các lĩnh vực cụ thể là: Sự cống hiến của
người cao tuổi trong khoa học; văn học, nghệ thuật, thể thao và phát triển xã
hội; những hoạt động hữu ích trong phạm vi gia đình, cộng đồng, học đường và
thương mại. Bên cạnh việc biểu dương những đóng góp trong nhiều lĩnh vực đối
với cộng động, cũng cần đề cập đến nghĩa vụ của xã hội cộng đồng đối với người
cao tuổi, nhất là những người đang gặp khó khăn trong đời sống do tuổi cao, sức
yếu”. Ngày Quốc tế người cao tuổi được tổ chức hằng năm để nâng cao nhận thức
về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi, đó cũng là một ngày để ghi nhận
những đóng góp mà những người cao tuổi đã làm cho xã hội, cũng là tâm điểm của
Chương trình về người cao tuổi của Liên hợp quốc và các tổ chức bảo vệ người
cao tuổi.
Sự quan tâm
của Đảng, Nhà nước đến người cao tuổi Việt Nam
Từ khi Liên
Hợp Quốc lấy hàng 1/10 là ngày Quốc tế Người cao tuổi, Việt Nam là một trong số
các nước đã hưởng ứng ngay từ những ngày đầu. Đảng, nhà nước và toàn xã hội đã
quan tâm đến Ngày Quốc tế Người cao tuổi 1/10 hàng năm bằng những việc làm
thiết thực. Các Nghị quyết, báo cáo chính trị đều quan tâm xây dựng chính sách,
chương trình hành động Quốc gia, chăm sóc sức khỏe, tạo điều kiện cho
Người cao tuổi sống, tiếp tục phát huy, bồi dưỡng, giáo dục kinh nghiệm cho thế
hệ trẻ…
Ngày
25/4/2015, Chính phủ đã ban hàng Quyết định số 544/QĐ-TTg lấy tháng 10
hàng năm là “Tháng hành động vì Người cao tuổi Việt Nam”. Chính phủ thành lập
Ủy ban Quốc gia vì Người cao tuổi Việt Nam; Hội Người cao tuổi Việt Nam thành
lập Ban chỉ đạo Tháng hành động để tham mưu, phối hợp và triển khai các nội
dung hoạt động liên quan đến người cao tuổi. Hằng năm, Ủy ban Quốc gia về người
cao tuổi Việt Nam đều phát động “Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam”
với chủ đề “Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi” nhằm tăng cường tuyên truyền,
nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, gia
đình, xã hội và người cao tuổi về mục đích ý nghĩa của Tháng hành động; đẩy
mạnh công tác chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi.
Tại Hiến pháp
năm 2013, lần đầu tiên thuật ngữ “Người cao tuổi” được nhắc đến tại khoản 2
điều 59 và khoản 3 điều 3 khi đề cập một cách đầy đủ và khẳng định mục tiêu
phát triển hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm bình đẳng, công bằng cho mọi thành
viên trong xã hội. Từ cơ sở pháp lý cao nhất này, chính sách đối với người cao
tuổi đã được đề cập và cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan, tạo ra một khuôn khổ chính sách khá toàn diện đối với người cao tuổi
ở Việt Nam. Cụ thể: Nghị định số 136/NĐ-CP ngày 21/10/2013 (nay được thay
thế bằng Nghị định 20/2020) của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội
đối với đối tượng bảo trợ xã hội; Thông tư số 21/TT-BTC ngày 18/2/2011
của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho người cao tuổi tại nơi cư trú; chúc thọ, mừng thọ và biểu dương, khen
thưởng người cao tuổi; Thông tư số 35/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế
hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Mới đây, Thủ
tướng Chính phủ ban hành Chương trình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đến năm
2030. Các nội dung của chính sách người cao tuổi, nhằm hướng đến mục tiêu chăm
sóc người cao tuổi về thể chất và tinh thần, nâng cao chất lượng đời sống của
người cao tuổi; nâng cao chất lượng mạng lưới y tế chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh,
khám, chữa bệnh và quản lý các bệnh mạn tính cho người cao tuổi; xây dựng môi
trường thuận lợi để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du
lịch, vui chơi, giải trí. Đồng thời, phát huy vai trò, kinh nghiệm, tạo điều
kiện để người cao tuổi tham gia có hiệu quả vào các hoạt động văn hóa, xã hội,
giáo dục, kinh tế, chính trị phù hợp với nguyện vọng, nhu cầu, khả năng; thực
hiện đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của người cao tuổi.
Tháng hành
động vì người cao tuổi năm 2023
Năm 2023, kỷ
niệm lần thứ 33 Ngày Quốc tế người cao tuổi để ghi nhận
cột mốc quan trong này và hướng tới một tương lai thực hiện các cam kết đảm bảo
rằng tất cả mọi người trong đó có người cao tuổi được hưởng
đầy đủ các quyền con người và tự do cơ bản cho bản thân.
Ngày Quốc tế người cao tuổi Năm 2023 Liên hợp quốc đưa ra chủ đề: "Fulfilling
the Promises of the Universal Declaration of Human Rights for Older Persons:
Across Generations". Tạm dịch: “Thực hiện các lời hứa trong Tuyên bố chung
về bảo vệ quyền và lợi ích cho người cao tuổi xuyên suốt qua các thế hệ”. Đây
là sự kiện làm nổi bật tính đặc thù của người cao tuổi trên toàn thế giới, tăng cường tình đoàn kết
thông qua sự công bằng giữa các thế hệ đưa ra các giải pháp bền vững để thực
hiện các cam kết trong Mục tiêu phát triển bền vững do Liên hợp quốc đề ra.
Tại Việt Nam Ngày Quốc tế Người cao tuổi
năm 2023 với chủ đề: “Gia đình và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi
sống vui, sống khỏe, sống có ích” cùng với các khẩu hiệu tuyên truyền hưởng ứng
Ngày quốc tế người cao tuổi (01/10), cụ thể, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo
dục, thay đổi hành vi của người dân về quyền, nhu cầu chăm sóc người cao tuổi,
từng bước xoá bỏ định kiến về chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại các cơ sở
tập trung (trại dưỡng lão, trung tâm dưỡng lão...); các cơ quan, tổ chức, gia
đình và cộng đồng không kỳ thị và coi người cao tuổi là gánh nặng; cần quan
tâm, giúp đỡ, chăm sóc sức khoẻ và phát huy vai trò người cao tuổi; nghĩa vụ, trách nhiệm
phụng dưỡng và chăm sóc người
cao tuổi của gia đình và cộng đồng.
Khẩu hiệu
tuyên truyền Ngày Quốc tế Người cao tuổi năm 2023:
- Quan tâm
chăm sóc và phát huy vài trò người cao tuổi - chủ động thích ứng với già hóa
dân số.
- Chăm sóc,
phụng dưỡng người cao tuổi là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
- Gia đình và
xã hội hãy quan tâm chăm sóc, phụng dưỡng để người cao tuổi có cuộc sống vui
tươi, hạnh phúc.
- Người cao
tuổi cần vận động, sinh hoạt điều độ để có sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.
- Gia đình và
xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích.
Mai Hoa