Thông tin mới nhất






 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội nghị vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản
Lượt xem: 284
Ngày 10/3,  Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban Dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội nghị vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản. Tham sự có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; bà Trần Thị Hoa Ly - Phó Chủ nhiệm Ban Dân tộc và Bà Lesley Miller - Phó trưởng Đại diện tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), đại diện các vụ, cục; đại diện đại biểu của 15 tỉnh, thành phố và đại diện 30 cô đỡ tiêu biểu toàn quốc tham dự.
anh tin bai

Các đại biểu là cô đỡ thôn bản chụp ảnh tại Hội nghị

Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay toàn quốc đã có 3.077 cô đỡ thôn bản được đào tạo. Vai trò của cô đỡ thôn bản đã được ngành y tế cũng như cộng đồng địa phương ghi nhận. Đội ngũ cô đỡ thôn bản chính là cánh tay nối dài không thể thiếu của trạm y tế xã ở các vùng khó khăn, đặc biệt là trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31/01/2023 đã có 1.528 cô đỡ thôn bản được đào tạo nhưng đã ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, số cô đỡ thôn bản được hưởng phụ cấp đã giảm xuống chỉ còn 911 người, trong đó có 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

Để trở thành cô đỡ thôn bản, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất là 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn, bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời.

Tại tỉnh Cao Bằng từ năm 2009 đến năm 2017 toàn tỉnh đã đào tạo và bố trí được 120 cô đỡ thôn bản tại 120 thôn bản vùng sâu, vùng xa. Nhưng đến nay toàn tỉnh còn 83 cô đỡ thôn bản đang hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được đào tạo. Kết quả hoạt động của các cô đỡ thôn bản cụ thể: số lượt phụ nữ có thai được cô đỡ thôn bản khám thai và tư vấn: 1817 lượt, vận động 515 phụ nữ mang thai đến đẻ tại cơ sở y tế. Số Bà mẹ đẻ tại nhà được cô đỡ thôn bản đỡ đẻ 204. Phát hiện các nguy cơ, tai biến ở phụ nữ có thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh: 29, 620 bà mẹ, trẻ sơ sinh được chăm sóc 42 ngày sau sinh.

Dự Hội nghị lần này Cao Bằng vinh dự có 02 cô đỡ thôn bản tiêu biểu là Cô đỡ Lý Thị De - xóm Rằng Khoen, xã Mã Ba, huyện Hà Quảng và Cô đơ Triệu Mùi Phẩy – xómLũng Khoen, xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình.

Tại Hội nghị các đại biểu đã thảo luận những chính sách về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở vùng khó khăn, chia sẻ những kinh nghiệm của địa phương trong việc hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản nhằm đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hỗ trợ và duy trì sự phát triển của đội ngũ cô đỡ thôn, bản.

 

anh tin bai

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cùng Thứ trưởng Trần Văn Thuấn tặng quà chúc mừng đại diện 30 cô đỡ thôn, bản tiêu biểu

 Nhân dịp này, tại trụ sở Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có buổi gặp mặt 30 cô đỡ thôn bản tiêu biểu đại diện cho hơn 3.000 cô đỡ thôn bản trên toàn quốc. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng gửi tới các đồng chí đại biểu và đội ngũ các cô đỡ thôn, bản trong cả nước lời chào thân, chúc sức khỏe, hạnh phúc; chúc các cô đỡ tiếp tục đạt nhiều thành tích, xứng đáng với niềm tin, trách nhiệm cao cả của ngành Y tế mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, giao phó.

 

Ngọc Anh

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang